XVII
ĐỒNG NĂM FRANCS CỦA MARIUS TIÊU VÀO
VIỆC GÌ?
Marius thấy đến lúc lại phải leo lên “đài quan sát". Với cái lanh lẹn của
tuổi thanh niên, chỉ một loáng, chàng đã lên cạnh cái lỗ hổng ở vách.
Marius lại nhìn. Phòng của Jondrette có một vẻ lạ lùng, Marius bây giờ
hiểu vì sao có cái thứ ánh sáng đặc biệt chàng đã thấy. Một cây nến cháy
trong một chân đèn đồng rỉ xanh, nhưng ánh sáng trong phòng không phải là
ánh nến ấy. Ngọn lửa một cái hỏa lò to lớn, đầy than hồng, để trong lò sưởi
chiếu sáng cả gian phòng. Đấy là cái hỏa lò mà mụ Jondrette đã sắm sửa
buổi sáng. Than thì hồng, cái lò đỏ rực, một ngọn lửa xanh nhảy múa trong
lò, chiếu rõ hình cái đục nung đỏ trong thanh hồng. Đó là cái đục mà
Jondrette mua ở phố Lombard. Ở cái xó gần cửa thấy xếp hai đống: Một
đống hình như đống sắt và một đống như đống thừng, xếp sẵn có việc gì đấy.
Đối với một người không biết tí gì về câu chuyện đang sửa soạn, hai đống
sắt và dây thừng ấy có vẻ hoặc rất bình thường, hoặc rất ghê gớm. Cái gian
phòng tồi tàn sáng rực ấy giống như một lò rèn hơn là một cửa âm phủ.
Nhưng trong ánh sáng ấy, Jondrette lại trông như một con quỷ sứ hơn là một
người thợ rèn.
Lò than bố nóng quá, cây nến trên bàn cháy rất nhanh về phía lò lửa và
vẹt hẳn đi một cạnh. Trên lò sưởi có một cái đèn xách bằng đồng, ánh sáng
che kín, một cái đèn xứng đáng với nhà hiền triết Diogène trở thành tướng
cướp Cartouche. Lò than để ngay giữa lò sưởi, giữa những cành củi gần tắt
hẳn, lò than bốc hơi lên ống khói nên không tỏa mùi than ra ngoài.
Ánh trăng luồn qua bốn miếng kính cửa sổ trãi bóng sáng trắng trong gian
phòng đỏ rực. Óc mơ màng thi sĩ trong con người Marius, mơ màng ngay
giữa lúc hành động, khiến chàng nghĩ tới một hình tượng nên thơ: Một ý
niệm cao cả thần tiên như đang lẫn lộn với những ảo mộng trần gian quái
đản. Một luồng gió thổi qua ô kính vỡ, góp phần đánh tan mùi than như
không có cái hỏa lò ấy trong buồng.