NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 144

Lên các kế hoạch đóng kịch

Hãy thử xem các yếu tố của chương trình Công cụ Trí não có phù hợp với nếp sống của gia

đình bạn không. Còn chúng phát huy tác dụng với gia đình tôi như thế này: Các cậu nhóc nhà

tôi quyết định rằng chúng muốn thiết lập một công trường xây dựng. (Tụi nhỏ có một cuốn

băng hình yêu thích, trong đó có rất nhiều loại máy móc xây dựng, cuốn băng chúng tôi xem đi

xem lại đến ngán tận cổ. Dù vậy, cả nhà vẫn mở ra xem vào các dịp sinh nhật, như là một món

đồ kỷ niệm dễ thương.) Cả nhà sẽ cùng ngồi xuống và lên kế hoạch xem những món gì sẽ xuất

hiện trong một công trường xây dựng, rồi chuyện gì có thể xảy ra khi đã dựng xong xuôi đâu

đấy, rồi việc dọn dẹp nên tiến hành ra sao cho ổn thỏa khi công việc hoàn tất. Trí tưởng tượng

của chúng tôi cứ thế bay bổng, nhưng một danh sách tuyến tính các mục tiêu sẽ được lập ra từ

bài tập này. Rồi lũ trẻ sẽ bắt đầu chơi.

Một bản miêu tả đầy đủ chương trình Công cụ Trí não có sẵn ở đây:

http://www.mscd.edu/extendedcampus/toolsofthemind

Chớ có dạy dỗ thái quá

Thiết kế và trò chơi trong các phòng vui chơi dù thế nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc: không-

gây-áp-lực và không cấm đoán. Không hề có tai nạn ở đây. Trẻ càng cảm thấy bị áp chế về mặt

cảm xúc bao nhiêu, thì càng dễ bị stress, và giảm thiểu khả năng phát triển trí tuệ bấy nhiêu.

Hãy dạy con bạn cách tập trung, rồi để mặc chúng tự do trong Nhà máy Sô-cô-la, việc này sẽ

giúp trẻ rèn luyện những thiên tư vốn bẩm của mình tốt hơn nhiều so với những bé không thể

tập trung và không được có nhiều lựa chọn. Chú ý nhé: không hề có những bài học tiếng Hoa,

đại số và triết học ở tuổi lên 3 đâu.

Hãy có cái nhìn phê phán đối với hành vi của chính bạn

Một trong những cách dạy con cái quen thuộc nhất chính là đưa ra các chỉ dẫn trực tiếp. Ngay

từ khi con bắt đầu biết nói, các bậc phụ huynh đã nghiêm túc áp dụng. “Đi với mẹ nào.” “Tránh

xa người lạ con nhé.” “Ăn xúp lơ đi con.” Nhưng chỉ dẫn trực tiếp không phải là cách duy nhất

mà trẻ học tập từ cha mẹ mình, và có lẽ đó cũng không phải cách hiệu quả nhất. Trẻ học tập

chủ yếu qua quan sát. Và con cái bạn quan sát bạn sát sao như diều hâu vậy. Dưới đây là một

gợi ý gồm ba bước:

Bước 1: Lên một danh sách gồm mọi hành vi – cả hành động và lời nói – mà bạn thường xuyên

trưng ra với thế gian. Bạn có hay cười phá ra không? Thường xuyên chửi thề, chửi đổng? Luyện

tập thì thế nào? Bạn có mau nước mắt hay có thứ tính khí dựng-tóc-gáy không? Bạn có mải mê

hàng giờ liền trên Internet? Hãy lập danh sách đó ra. Yêu cầu bạn đời của cũng mình làm tương

tự, rồi so sánh với nhau.

Bước 2: Xếp loại chúng. Có thể có nhiều thứ trong danh sách này khiến bạn được phép tự hào

một cách chính đáng. Còn những thứ khác, không hay ho gì cho lắm. Dù tốt hay xấu, đây chính

là những hành vi mà con cái bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên ngay trong mái ấm của bạn. Hãy

quyết định xem hành vi vào bạn muốn con cái mình làm theo, khoanh tròn vào đó. Quyết định

xem hành vi nào bạn không muốn con cái mình bắt chước theo và đánh dấu “X” vào đó.

Bước 3: Hãy làm gì đó với danh sách này. Thực hiện thường xuyên những hành vi mà bạn tự

hào. Đơn giản như là thường xuyên nói với bạn đời của mình rằng bạn yêu cô ấy biết bao

nhiêu. Kiên quyết loại bỏ những hành vi bạn không muốn xuất hiện. Dễ (và khó) như chuyện

tắt ti vi chẳng hạn.

Nói “Ôi chà, con thật là chăm chỉ”

Rèn luyện thói quen khen ngợi nỗ lực của con thay vì tán tụng tài năng bẩm sinh của trẻ. Bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.