NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 30

thảm họa tự nhiên này đã tác động lên bào thai như thế nào bằng cách theo sát các em bé “sinh

ra trong bão” đến giai đoạn trưởng thành và bước vào hệ thống giáo dục Canada. Kết quả thật

đáng sợ. Ngay từ khi lên 5, hành vi của nhóm trẻ này đã bộc lộ sự khác biệt rõ rệt với những em

bé có mẹ không phải trải qua cơn bão này. Điểm số IQ ngôn ngữ và khả năng phát triển ngôn

ngữ của các em đều thấp hơn, dù đã tính đến cả trình độ giáo dục, nghề nghiệp và thu nhập của

cha mẹ các em. Liệu có phải trạng thái căng thẳng của các bà mẹ chính là thủ phạm? Câu trả

lời, hóa ra là ĐÚNG.

Tình trạng căng thẳng của các bà mẹ có thể ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của thai nhi

trước khi sinh. Chúng ta đã không lường trước được điều này. Suốt một thời gian, chúng ta

thậm chí còn không dám chắc là liệu các hóc môn căng thẳng của bà mẹ có truyền tới em bé

hay không. Nhưng chúng CÓ, và gây ra những hệ quả hành vi rất lâu dài, đặc biệt trong trường

hợp bà mẹ mắc phải tâm trạng căng thẳng, cấp tính hoặc mãn tính, hoặc cả hai, trong những

tháng cuối cùng, rất thần diệu nhưng quá ư nhạy cảm, của thai kỳ. Những hệ quả ấy như thế

nào?

Nếu bạn bị căng thẳng nghiêm trọng trong thai kỳ, trẻ dễ:

• Thay đổi tính khí: trở nên dễ cáu kỉnh, khó dỗ dành hơn.

• Giảm IQ: trong năm đầu tiên, chỉ số IQ trung bình giảm khoảng 8 điểm, sai khác hẳn giữa

“trung bình” và “khá thông minh” (căn cứ trên giản đồ năm 1944 của David Wechsler).

• Bị kìm hãm các kỹ năng vận động, giảm khả năng chú ý và năng lực tập trung. Tình trạng này

vẫn còn quan sát thấy ở tuổi lên 6. Nó có thể gây tổn hại đến hệ thống phản xạ trước áp lực của

con bạn.

• Căng thẳng còn có thể làm cho kích thước não của con bạn co lại.

Hơn 100 nghiên cứu tại nhiều nước phát triển đều ghi nhận tác động tiêu cực mạnh mẽ của

tình trạng căng thẳng lên sự phát triển não bộ của trẻ. David Laplante, tác giả chính trong

nghiên cứu về bão tuyết (bạn vừa đọc ở trên), đã phát ngôn theo lối tương đối giảm tránh:

“Chúng tôi có đặt ra hoài nghi rằng việc đối mặt với căng thẳng ở những mức độ cao có thể tác

động đến sự phát triển thần kinh thai nhi, từ đó ảnh hưởng tới biểu hiện của năng lực hành vi

thần kinh của trẻ trong những năm đầu đời.”

Điều này có khiến bạn lo lắng bồn chồn không? Thật may, không phải căng thẳng nào cũng hại.

Căng thẳng ở mức khiêm tốn, loại mà các bà mẹ rất hay gặp phải trong suốt thai kỳ, thực ra lại

có vẻ hữu ích với các bé. (Cảm giác căng thẳng có xu hướng khiến con người phải vận động, mà

chúng ta vẫn nghĩ là việc đó sẽ làm phong phú thêm môi trường của trẻ.) Tử cung là một kết

cấu chắc khỏe đến đáng ngạc nhiên, cả tử cung lẫn hành khách tí hon trong đó đều được trang

bị đầy đủ để vượt qua những tác nhân gây căng thẳng điển hình. Nó chỉ không sẵn sàng cho

những cuộc tấn công dai dẳng liên tục mà thôi. Vậy thì, làm thế nào để có thể phân biệt được

giữa kiểu căng thẳng gây tổn hại não bộ với kiểu căng thẳng lành tính, thậm chí tích cực?

Ba kiểu căng thẳng độc hại

Các nhà nghiên cứu phân biệt ba loại căng thẳng độc hại. Đặc điểm chung của chúng là: bạn

cảm thấy mất kiểm soát khi thứ gì đó tồi tệ xảy đến với mình. Khi cơn căng thẳng chuyển dịch

từ vừa phải sang nghiêm trọng và từ cấp tính sang mãn tính, tình trạng mất kiểm soát này trở

nên thảm khốc và bắt đầu tác động lên em bé. Các loại căng thẳng độc hại bao gồm:

• Quá thường xuyên. Những cơn căng thẳng mãn tính, dai dẳng suốt thai kỳ gây tổn thương

cho sự phát triển não bộ của bé. Không nhất thiết phải là những căng thẳng cam go khốc liệt.

Độc tính sẽ ngấm dần, và bộc phát khi bạn phải đối diện trong thời gian dài với các tác nhân

gây stress mà bạn nhận thức được là thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Những tác nhân đó có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.