tới đỉnh điểm vào tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, đã sút giảm trong khoảng từ 40 đến 67%
trong năm đầu đời của bé con. Chỉ số này thậm chí lên tới gần 90% trong những nghiên cứu
gần đây hơn. Đồng thời, chỉ số thù nghịch – thước đo xung đột hôn nhân – tăng vọt. Nguy cơ
mắc chứng trầm uất bệnh lý đối với cả các ông bố lẫn các bà mẹ đều tăng lên. Thực vậy, có đến
30%-50% các cặp cha mẹ mới đều lâm vào tình trạng trầm uất hôn nhân ở mức sánh với các
cặp đôi đang phải trong quá trình trị liệu để cứu vãn mối quan hệ. Cảm giác bất mãn thường
khởi đầu ở bà mẹ, sau đó truyền sang ông bố. Dẫn theo một công trình nghiên cứu xuất bản
gần đây trên tờ Tạp chí Tâm lý học Gia đình thì là: “Tóm lại, vai trò làm cha làm mẹ đã dẫn đến
sự suy giảm chất lượng đời sống hôn nhân, kể cả ở những cặp đôi tương đối hài lòng, những
người tự nguyện lựa chọn đưa mình vào cuộc chuyển đổi này.”
Một vụ điển hình. Ông chồng của Emma phát cuồng vì bóng đá, đặc biệt là câu lạc bộ
Manchester United. Tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn khi có sự xuất hiện của đứa con.
Emma thực tế còn dẫn việc này ra làm nguyên do ly dị. Chồng cô đáp: “Tôi phải thừa nhận là
đến 90%, tôi thà xem đội MU đá còn hơn là ân ái vợ chồng, nhưng không có ý gì xúc phạm
Emma đâu đấy.”
Với phát hiện này, có vẻ như bất cứ cặp đôi nào suy tính đến việc có con đều sẽ lưỡng lự và sau
một cuộc đấu tranh tinh thần, khả năng lớn là lựa chọn việc không sinh con đẻ cái. Thế chúng
ta sẽ làm gì đây?
NHỮNG HẠT MẦM HY VỌNG
Vẫn còn hy vọng. Chúng ta đã biết bốn nguồn cơn chính dẫn tới xung đột hôn nhân trong quá
trình chuyển đổi sang vai trò làm cha làm mẹ. Chúng ta sẽ kiểm nghiệm từng nguồn một. Các
cặp đôi ý thức được những nhân tố này sẽ cẩn trọng hành vi của mình hơn, và cũng sẽ thực
hiện tốt hơn. Chúng ta cũng biết rằng không phải tất cả các cuộc hôn nhân đều đi theo chuỗi sự
kiện đáng buồn này. Các cặp đôi bước vào việc thai nghén sinh nở với những gắn kết hôn nhân
mạnh mẽ sẽ chống chịu được những tác động tố lốc nảy sinh từ năm đầu đời của bé hơn những
cặp gắn bó không khăng khít. Những người lên kế hoạch cẩn thận từ trước khi mang bầu cũng
vậy. Trên thực tế, một trong những yếu tố quyết định hạnh phúc hôn nhân chính là sự đồng
thuận đối với việc sinh con đẻ cái ngay từ đầu. Một nghiên cứu quy mô lớn đã kiểm nghiệm các
cặp đôi trong đó cả hai bên đều muốn có con so với những cặp mà chỉ vợ/chồng muốn có con.
Nếu cả hai người đều mong muốn, rất ít xảy ra tình trạng ly dị, và hạnh phúc gia đình hoặc vẫn
duy trì, hoặc gia tăng trong năm đầu đời của đứa trẻ. Tất cả các cặp xung đột trong đó chỉ một
người mong muốn đứa trẻ (thường là nam giới) thì đều hoặc ly thân, hoặc ly dị vào thời điểm
trẻ lên 5 tuổi.
Các số liệu này đều được dẫn từ Tạp chí Tâm lý học Gia đình. Câu trích dẫn nguyên văn này
mang lại thêm nhiều hy vọng: “Tóm lại, vai trò làm cha làm mẹ đã dẫn đến sự suy giảm chất
lượng đời sống hôn nhân, kể cả giữa những cặp đôi tương đối hài lòng, những người tự nguyện
chọn cuộc chuyển đổi này – nhưng nếu chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và hài lòng với hôn nhân
trước thai kỳ thì nói chung có thể bảo vệ được các cuộc hôn nhân trước những suy giảm này.”
Đúng là mâu thuẫn gia đình thì mỗi nhà một kiểu, người ít người nhiều, một số thậm chí không
hề phải nếm trải cảnh này. Tuy nhiên, LeMasters và các nhà nghiên cứu về sau đã chứng minh
rằng đó không phải là kinh nghiệm của đa số. Những hệ quả xã hội đã xuất hiện đủ nhiều để
cho phép tiến hành điều tra. Các nhà nghiên cứu bắt đầu đặt câu hỏi: “Vì đâu các cặp đôi gây
hấn khi đứa con bắt đầu có mặt trong gia đình? Và tình trạng xung đột ấy gây tác động ra sao
lên trẻ?”
TRẺ KIẾM TÌM SỰ AN TOÀN HƠN HẾT THẢY
Kết luận mà các nhà nghiên cứu tìm ra chính là, môi trường tình cảm trong đó em bé chào đời
có thể ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển hệ thần kinh. Để hiểu hơn về mối tương tác
này, chúng ta phải thấu triệt về sự mẫn cảm đến mức khó ngờ của đứa trẻ đối với môi trường