NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 40

nhằm nâng cao tỉ lệ sinh đẻ trên toàn quốc, nhà độc tài Nicolae Ceaucescu đã tuyên bố cấm các

biện pháp tránh thai và nạo phá thai, đánh thuế những người quá 25 tuổi mà chưa sinh con –

bất kể đã kết hôn, còn độc thân hay mắc các bệnh không nên sinh nở. Khi tỉ lệ sinh tăng lên, đói

nghèo và vô gia cư cũng trở nên trầm trọng hơn. Trẻ em thường bị bỏ rơi. Cách đối phó của

Ceaucescu là tạo ra một hệ thống trại mồ côi quốc gia dành cho trẻ vô thừa nhận, nơi hàng

ngàn em bị nhốt chung với nhau.

Chẳng được bao lăm, những trại trẻ này bị cắt nguồn viện trợ khi Ceaucescu bắt đầu xuất khẩu

phần lớn lương thực và sản phẩm công nghiệp của Rumani nhằm trả những khoản nợ quốc gia

đáo hạn. Cảnh tượng lúc đấy trong các trại mồ côi này thật khủng khiếp. Các em hiếm khi được

bế ẵm. Rất nhiều em bị trói vào giường, bỏ mặc hàng tiếng đồng hồ thậm chí hàng mấy ngày,

với các bình cháo suông dựng qua quýt kề miệng. Rất nhiều em chỉ nhìn đăm đăm trống rỗng

vào khoảng không. Thực sự, bạn có thể bước vào những trại trẻ kiểu này mà không hề nghe

thấy một âm thanh nào hết. Chăn chiếu ngập trong nước tiểu, phân và chấy rận. Tỉ lệ trẻ sống

sót trong những trung tâm như thế này khiến người ta phải bải hoải, mà một số người phương

Tây phải gọi là “trại tập trung Đức quốc xã cho thiếu nhi”.

Với những điều kiện khủng khiếp như thế, các trại trẻ vô thừa nhận này đã đem đến một cơ

may điều tra – và có lẽ là cả điều trị thực sự – cho những nhóm trẻ em bị sang chấn nghiêm

trọng. Một công trình nghiên cứu đáng chú ý tập trung vào các gia đình Canada nhận nuôi một

vài trẻ trong số này và dạy dỗ chúng tại nhà. Khi các đối tượng con nuôi này đã trưởng thành,

các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng phân chúng ra thành hai nhóm. Một nhóm phát triển bình

thường. Ứng xử xã hội, đối phó với stress, điểm số, các vấn đề sức khỏe – tất cả đều không có

gì khác biệt với các tiêu chuẩn sức khỏe đối với người Canada. Nhóm còn lại thì rối loạn trầm

trọng. Các em gặp phải vấn đề về ăn uống, hay ốm vặt và rất ngang ngược. Sự khác biệt này là

do đâu? Chính là độ tuổi nhận nuôi.

Nếu được nhận nuôi trước bốn tháng tuổi, trẻ sẽ hành xử hệt như mọi em bé hạnh phúc khác

mà bạn biết. Sau tám tháng tuổi, tâm tính trẻ hoàn toàn thay đổi, trẻ sẽ hành xử hệt như thành

viên băng nhóm giang hồ. Rõ ràng thiếu cảm giác an toàn ở một độ tuổi sơ sinh nhất định đã

gây ra stress trầm trọng cho hệ thống cơ thể của trẻ. Và tình trạng stress đó còn để lại di chứng

nặng nề lên lối cư xử của trẻ nhiều năm về sau. Trẻ đã được giải thoát khỏi trại mồ côi từ lâu,

nhưng các em không bao giờ được tự do thực sự.

TRẺ ĐỐI PHÓ VỚI STRESS RA SAO

Việc các cơn stress làm là kích hoạt chế độ phản ứng “chiến hay biến” ở chúng ta. Mặc dù, nên

gọi là “biến” thì đúng hơn. Lối ứng phó điển hình ở con người trước cơn stress là: đưa đủ máu

đến các hệ cơ để đưa bạn ra khỏi tình thế nguy hiểm. Thông thường chúng ta chỉ tấn công khi

bị dồn vào chân tường mà thôi. Kể cả có thế, chúng ta vẫn thường chỉ tham chiến một khoảng

đủ lâu để có thể thoát thân. Khi bị đe dọa, não bộ phát tín hiệu giải phóng hai loại hóc môn, là

epinephrine (còn được biết đến với tên adrenaline) và cortisol, từ một lớp tế bào được gọi là

glucocorticoid.

Để thực hiện những phản ứng phức tạp này đòi hỏi não phải được móc nối hoàn chỉnh. Năm

đầu tiên trong cuộc đời chúng ta được sử dụng vào mục đích ấy. Nếu em bé sơ sinh được đắm

mình trong cảm giác an toàn – một ngôi nhà yên ổn về mặt tình cảm – hệ thống của em sẽ

được hoàn thiện. Nếu không, các quy trình phản ứng với stress bình thường sẽ thất bại. Bé bị

chuyển đổi sang tình trạng báo động cao độ hoặc sụp đổ hoàn toàn. Nếu em bé phải thường

xuyên trải nghiệm một môi trường xã hội đầy nỗi tức giận và bạo lực về mặt tình cảm, hệ

thống ứng phó với stress vốn rất mong manh của em sẽ trở thành phản kháng quá mức, một

chứng bệnh được biết đến với tên gọi “cường cortisol”. Nếu em bé bị bỏ bê, như các bé mồ côi

ở Rumani, hệ thống sẽ trở nên kém hiệu quả, một chứng bệnh được biết đến với tên gọi “giảm

cortisol” (dẫn tới những ánh nhìn trống rỗng). Cuộc đời về sau, dường như sẽ chỉ là một ca cấp

cứu dài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.