Điều gì xảy ra khi mẹ cha xô xát
Không cần đến những trại tập trung, chỉ cần sống trong gia đình mà bố và mẹ cứ cãi nhau như
cơm bữa và chỉ chực thượng cẳng chân hạ cẳng tay là đã đủ làm tổn thương quá trình phát
triển trí não của trẻ. Mặc dù vẫn còn ít nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này, nhưng về cơ bản
tác động sẽ kéo dài, dội lại rõ ràng cả khi đã trưởng thành. Và điều đó thật đáng buồn, bởi
những ảnh hưởng kiểu này hoàn toàn có thể tránh được. Thậm chí với các bé nhỏ hơn 8 tháng
tuổi, chỉ trong vòng 10 tuần sau khi được đưa ra khỏi những ngôi nhà sầu muộn và đặt vào
một môi trường chăm sóc đầy sự thấu cảm, là đã có thể hiện những dấu hiệu rõ rệt cải thiện về
mặt điều chỉnh hóc môn stress. Tất cả những gì bạn phải làm là buông đôi găng đấm bốc
xuống.
Nếu không, hãy xem điều gì sẽ xảy ra?
Hết thảy các bậc mẹ cha đều biết rằng con trẻ bị căng thẳng khi phải chứng kiến họ gây gổ với
nhau. Nhưng ở độ tuổi nào thì lại hoàn toàn gây ngạc nhiên, ngay cả với các nhà nghiên cứu.
Ngay từ khi chưa đầy 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể phát hiện ra khi có điều gì đó không ổn. Điều
này thể hiện ở những biến đổi sinh lý học – ví như gia tăng huyết áp, nhịp tim và hóc môn
stress – hệt như người lớn. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn tuyên bố có thể đánh giá được
mức độ hòa thuận của cha mẹ chỉ nhờ mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ của bé sơ sinh.
Stress biến đổi hành vi của trẻ
Stress cũng thể hiện ra bằng hành vi. Các em bé sống dưới những mái nhà bất ổn định về tình
cảm ít khả năng ứng phó chủ động với những kích thích mới, xoa dịu bản thân và khôi phục
sau stress – nói tóm lại, là điều tiết cảm xúc của mình. Thậm chí đôi chân bé bỏng của các em
có khi cũng không phát triển đầy đủ được, vì hóc môn stress có thể can thiệp vào sự khoáng
hóa xương. Đến thời điểm trẻ lên 4 tuổi, mức hóc môn stress có thể cao gấp gần 2 lần so với
các trẻ sinh trưởng trong các gia đình yên ổn về tình cảm.
Bé sơ sinh và trẻ nhỏ thường không hiểu hết nội dung của một cuộc cãi vã, nhưng các bé ý thức
rất rõ rằng có việc gì đó không ổn ở đây.
Nếu tình trạng mâu thuẫn trong hôn nhân của cha mẹ cứ tiếp diễn, thì theo thống kê, nhiều
khả năng trẻ sẽ thể hiện lối cư xử chống đối xã hội và thái độ hung hãn khi đến tuổi đi học. Trẻ
sẽ gặp các vấn đề về điều tiết cảm xúc, giờ đây càng trở nên khó khăn hơn với việc xuất hiện
các quan hệ đồng trang lứa. Trẻ khó tập trung, không có nhiều công cụ để xoa dịu bản thân.
Những em nhỏ này gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, đặc biệt là hen và cảm lạnh, và có nguy
cơ lớn phải đối mặt với với chứng trầm uất và căng thẳng tâm thần nhi khoa. Điểm số IQ của
nhóm này cũng thấp hơn khoảng 8 điểm so với trẻ nhỏ sinh trưởng trong các gia đình yên ổn.
Không khó đoán, tỉ lệ vào đại học của nhóm này cũng không cao, và thành tích học cũng thấp
hơn.
Dù chúng ta có chấm dứt của tình trạng bất ổn này – ly hôn xem ra là giải pháp phù hợp nhất –
thì con trẻ vẫn còn phải “trả giá” cho việc ấy đến nhiều năm về sau. Theo thống kê, tỉ lệ trẻ có
cha mẹ ly hôn sử dụng chất gây nghiện khi đến tuổi dậy thì cao hơn đến 25%. Các em cũng dễ
có thai khi chưa kết hôn. Và có khả năng ly hôn cao gấp đôi. Ở trường, các em đạt điểm số thấp
hơn so với trẻ em được nuôi dưỡng trong gia đình yên ấm. Và khả năng được hỗ trợ khi học
đại học thấp hơn nhiều. Khi các cuộc hôn nhân ấm êm hạnh phúc, 88% con cái vào đại học
nhận được hỗ trợ đều đặn chi phí dành cho việc theo học. Khi hôn nhân đổ vỡ, con số đó chỉ
còn 29%.
Câu trả lời cho tham vọng con cái học trường Harvard của các bậc mẹ cha đã quá rõ ràng.
Kể cả với những gia đình yên ấm, không ít thì nhiều vẫn sẽ có lúc cãi cọ, xung đột. May mắn
làm sao, các nghiên cứu chỉ ra rằng cãi vã trước mặt trẻ không gây tổn hại bằng việc dàn hòa