NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 42

mà lũ trẻ không biết. Rất nhiều cặp đôi cãi vã trước mặt con nhưng lại dàn hòa riêng tư với

nhau. Làm thế sẽ làm lệch lạc nhận thức của trẻ nhỏ, kể cả ở lứa tuổi rất bé, vì trẻ chỉ luôn

chứng kiến việc gây tổn thương mà chẳng bao giờ thấy cảnh xoa dịu, chữa lành. Quan sát bố

mẹ làm lành với nhau sau khi tranh cãi sẽ giúp trẻ học được cách tranh luận đúng đắn lẫn dàn

hòa thích đáng.

BỐN NGUYÊN CỚ CHÍNH KHIẾN BẠN CÃI VÃ

Tại sao bạn lại phải cãi vã? Tôi đã đề cập tới bốn nguồn cơn gây xung đột hôn nhân trong quá

trình chuyển đổi lên vai trò làm bố làm mẹ. Cứ để mặc chúng ra sao thì ra, tất cả đều ảnh

hưởng sâu sắc tới vận mệnh cuộc hôn nhân của bạn, và chúng có khả năng tác động tới quá

trình phát triển não bộ của con bạn. Tôi sẽ gọi chúng là Bốn lý do Cuồng nộ. Đó là:

• Thiếu ngủ

• Cách ly xã hội

• Khối lượng công việc không bình đẳng

• Trầm uất

Tốt hơn hết là bạn nên xác định tinh thần sẽ phải đối mặt với những gánh nặng này khi em bé

chào đời. Cuộc chiến bắt đầu từ giường ngủ.

Nếu bạn quen với những người mới làm cha làm mẹ, thử hỏi họ xem lời than phiền này có

quen không nhé:

Tôi căm lão chồng ghê gớm, vì lão được ngủ thẳng giấc cả đêm. Con gái tôi mới 9 tháng tuổi và

vẫn còn thức dậy 2, 3 lượt mỗi đêm. Ông chồng thì cứ thế ngủ ngon lành và rồi thức dậy “mệt

mỏi quá chừng”. Tôi không được ngủ quá 5-6 tiếng đồng hồ hằng đêm suốt 10 tháng vừa rồi,

có một đứa con chập chững tập đi đầy phiền hà và một đứa bé ẵm ngửa phải xoay xở cả ngày,

mà LÃO lại mệt ư???

Trước khi đi vào phân tích tình trạng bất bình đẳng trong hôn nhân, hãy cùng xem Emily đang

thiếu ngủ đến mức nào và điều đó tác động ra sao đến cuộc hôn nhân của cô.

Rất khó đánh giá đúng ảnh hưởng của tình trạng thiếu ngủ với các cặp đôi trong quá trình

chuyển đổi lên vai trò làm cha làm mẹ. Hầu như các bậc-cha-mẹ-tương-lai ai cũng nhận thức

được rằng sẽ có thay đổi gì đó vào buổi đêm. Nhưng hầu hết đều không biết rằng nó nghiêm

trọng đến mức độ nào.

Hãy khắc cốt ghi tâm điều này: trẻ không hề có lịch thức ngủ nào lúc mới chào đời. Sự thực

rằng bạn cần thức – ngủ điều độ theo lịch chẳng hề có nghĩa lý gì với trẻ. Não bộ mới chào đời

không hề có khái niệm về giờ giấc ăn ngủ cố định; các hành vi được phân bố ngẫu nhiên trong

suốt khoảng thời gian 24 giờ. Ở đây lại là bản hợp đồng xã hội bạn đã kí. Bé nhận. Bạn cho.

Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng trời, có khi đến nửa năm, hoặc lâu hơn thế. Trung

bình có chừng 25% đến 40% trẻ sơ sinh phải trải nghiệm những vấn đề liên quan đến giấc ngủ

trong khung thời gian này. Cuối cùng thì các bé cũng có được một lịch trình ngủ nghê đàng

hoàng. Thực ra, chúng ta đều nghĩ việc đó vốn đã được khắc sẵn vào DNA của bé rồi. Nhưng có

quá nhiều yếu tố quấy rầy thường xuyên trong cái thế giới khô khan, khó chịu sau-giai-đoạn-

bụng-mẹ này – cái thì từ bên trong, cái lại từ bên ngoài – làm cho trẻ phải thao thức giữa đêm.

Cần ít nhiều thời gian để não bộ non nớt, thiếu kinh nghiệm của trẻ điều chỉnh cho phù hợp. Kể

cả sau một năm, 50% bé sơ sinh vẫn cần đến hình thức can thiệp buổi đêm nào đó từ cha mẹ.

Do đa phần người lớn đều mất chừng nửa tiếng đồng hồ mới ngủ lại được sau khi phục dịch em

bé vừa thức giấc, nên rất có thể, các ông bố bà mẹ phải trải qua nhiều tuần liên tiếp chỉ được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.