ngày, có thể tôi chỉ tắm táp có 2, 3 ngày một lần, có thể tôi phải “chơi” với con suốt ngày…Thì
trong một tiếng đồng hồ, tôi vẫn làm cả đống việc, nhiều hơn anh ta làm trong cả ngày. Vậy thì
cứ lấy lương của anh đi, tống nó vào ngân hàng và cho tôi được đi làm cái trò sửa móng điên rồ
mỗi tháng một lần mà không phải nghe anh nói: “Có khi em nên kiếm việc gì đó… tự kiếm tiền
đi em.”
Trời đất! Và, tôi phải nói luôn, trúng đích rồi. Tôi sẽ đưa bạn một cảnh báo thẳng thắn: phần
tiếp theo đây đọc không dễ chịu gì đâu, nếu bạn là một đấng mày râu. Nhưng đó có thể là thứ
quan trọng nhất mà bạn đọc được trong cuốn sách này.
Cùng với sự thiếu ngủ và cách biệt xã hội, còn tồn tại cả tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng
khi xét đến chuyện ai gánh phần việc nhà trong quá trình chuyển đổi lên vai trò làm cha mẹ.
Nói đơn giản, phụ nữ phải oằn vai gánh phần lớn. Bất kể người phụ nữ có đang đi làm hay cặp
đôi đó có bao nhiêu đứa con, tình hình vẫn như vậy. Kể cả ở thế kỷ XXI, phụ nữ vẫn phải đảm
đương gần như toàn bộ công việc “nội chính”. Như nhà hoạt động nhân quyền Florynce
Kennedy có lần đã nói: “Bất cứ người phụ nữ nào nghĩ rằng hôn nhân là chuyện phân đều 50-
50 chỉ chứng tỏ một điều nàng chẳng hiểu gì về đàn ông lẫn tỉ lệ.”
Lời oán thán của Melanie làm sáng tỏ một điều, tình trạng bất cân bằng này gặm mòn hôn
nhân. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình phát triển não bộ
của bé. Tôi đã bảo rồi mà, đoạn này đọc sẽ chẳng dễ chịu gì cho cam.
Theo thống kê, phụ nữ có gia đình gánh vác 70% việc nhà: rửa chén bát, dọn rác, tã lót, sửa
chữa lặt vặt, tất tần tật. Thế mà đây còn được coi là “tin tốt lành”, bởi 30 năm về trước, con số
này lên tới 85% kia. Chẳng cần phải học chuyên ngành toán mới biết những con số này chẳng
hề công bằng. Chưa kể khi có em bé, việc nhà của phụ nữ sẽ còn tăng gấp ba so với đàn ông.
Tình trạng bất công bằng trong chia sẻ việc nhà nghiêm trọng đến mức có thêm một ông
chồng quanh quẩn ở bên lại sinh ra thêm 7 tiếng đồng hồ làm việc phụ trội mỗi tuần cho người
phụ nữ. Trong khi đó, có vợ tiết kiệm giúp các ông chồng khoảng 1 tiếng đồng hồ làm việc mỗi
tuần. Nói như một người mẹ trẻ là: “Đôi khi tôi vẫn mơ tưởng chuyện ly dị, thế tôi mới được
nghỉ ngơi xả hơi dịp cuối tuần.”
Phụ nữ dành một khoảng thời gian nhiều phi thường, 39 tiếng đồng hồ mỗi tuần, để thực hiện
những công việc dính dáng tới chăm sóc con trẻ. Ông bố ngày nay dành chừng một nửa số đó –
21,7 giờ mỗi tuần. Đây cũng được coi là “một tiến bộ vượt bậc”, vì nó đã tăng gấp ba lần lượng
thời gian mà các đấng mày râu dành cho con cái hồi những năm 1960. Thế nhưng chẳng ai gọi
thế này là công bằng được. Thêm một số liệu khác, có đến 40% các ông bố chỉ dành chừng 2
tiếng đồng hồ hoặc ít hơn cho các con mỗi ngày, và 14% các ông bố chơi với con chưa đầy 1
tiếng đồng hồ.
Tình trạng chênh lệch trong khối lượng công việc – cùng với các xung đột về tài chính, cũng là
một trong những nguồn viện dẫn thường xuyên lý giải cho xung đột hôn nhân. Nó ảnh hưởng
mạnh đến đánh giá của một người phụ nữ về phu quân của nàng, đặc biệt là trong trường hợp
ông chồng hay giở bài “tôi đây mới là trụ cột gia đình” ra như lối của ông chồng Melanie. Tài
chính cũng là một vấn đề đáng nói. Một bà mẹ lui-cui-ở-nhà điển hình làm việc 94,4 tiếng đồng
hồ mỗi tuần. Nếu được trả công cho những nỗ lực của mình, nàng sẽ kiếm được khoảng 117
nghìn USD mỗi tuần (tính dựa trên chi phí theo giờ và thời gian thực hiện mỗi nhiệm vụ đối
với 10 chức danh công việc mà các bà mẹ phải đảm nhiệm trong các gia đình Mỹ, bao gồm
quản gia, lái xe tải, cung cấp dịch vụ trông trẻ, bác sĩ tâm lý tại gia và giám đốc điều hành.)
Phần lớn nam giới đều không phải đổ tới 94,4 giờ đồng hồ mỗi tuần vào công việc của mình.
Và cam đoan là 99% các quý ông kiếm được dưới 117 nghìn USD mỗi năm.
Điều này lý giải tại sao trong đa phần các trường hợp, tình trạng phẫn nộ thường xuất phát từ
phía nữ giới và lan sang nam giới. Đó cũng là điều dẫn chúng ta tới một cuốn sách nhỏ, cung
cấp một manh mối hòng tìm ra phương cách chữa trị. Vợ tôi nhận được cuốn sách như một