NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 48

Câu chuyện chùm chìa khóa xe hơi có liên quan đến một sự biến đổi về quan điểm, được tóm

gọn vào thành những Quy luật Trí não của chúng ta: “Điều hiển nhiên chỉ hiển nhiên với bạn.”

Bố tôi không biết cần làm những gì để chuẩn bị sẵn sàng cho các con mình (mà dù có biết rõ đi

chăng nữa, chắc ông cũng chẳng muốn chìa tay giúp đỡ.) Nhưng mẹ tôi biết rõ những việc gì

cần phải làm. Ở đây có “tình trạng không tương đồng cảm giác” trong quan điểm của hai

người. Nó dẫn tới những tranh chấp thực sự khó chịu.

Vào năm 1972, nhà xã hội học Edward Jones và Richard Nisbett đã đưa ra giả thuyết rằng

không tương đồng cảm giác là nguyên nhân chủ yếu gây ra xung đột, và rằng khắc phục được

tình trạng bất cân xứng này chính là giải pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột. Họ đã đúng.

Nhận định cốt lõi của họ là thế này: con người ta nhìn nhận hành vi của bản thân chỉ mang tính

tình huống, có thể cải tạo, nhưng lại cho rằng lối cư xử của người khác là biểu hiện của bản

chất cố hữu, đã ăn sâu bám rễ và không thể biến đổi. Một ví dụ kinh điển là ứng viên xin việc

đến buổi phỏng vấn trễ giờ. Ứng viên này đổ cho những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát

gây nên sự chậm trễ (bị kẹt xe). Người phỏng vấn lại đổ tại thái độ vô trách nhiệm của cá nhân

(không chịu tính toán đến yếu tố giao thông). Một người thì viện dẫn sự kiềm thúc mang tính

tình huống để lý giải cho việc tới muộn. Người khác thì viện dẫn một sự xúc phạm.

Nisbett và các đồng sự đã tập hợp những tình huống không tương đồng kiểu này suốt nhiều

thập niên. Nisbett phát hiện ra rằng con người thường có xu hướng tự huyễn hoặc bản thân

bằng những viễn cảnh khoa trương về tương lai. Họ có xu hướng nghĩ rằng mình nhất định sẽ

trở nên giàu có, có nghề nghiệp xán lạn hơn và chẳng bệnh tật gì trong khi bản thân không

được như vậy (một lý do khiến những bệnh nan y như ung thư khiến người ta tan nát đớn đau

đến thế, là bởi không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ xảy đến với mình, chỉ là với “ai đó” khác.) Con

người ta hay đánh giá phiến diện, thiên lệch người khác chỉ qua những cuộc tiếp xúc ngắn ngủi.

Khi tranh luận, chúng ta tin rằng mình hoàn toàn không thiên vị, có hiểu biết và rất khách

quan, trong khi cho rằng đối thủ của mình định kiến rõ ràng, chẳng biết gì và bảo thủ vô

phương.

Tình trạng này bắt nguồn từ một hiện tượng của thần kinh học nhận thức. Bất cứ hành vi nào

của con người cũng gồm nhiều thành phần khác nhau, đại khái có thể chia thành các yếu tố hậu

cảnh và tiền cảnh. Các thành phần hậu cảnh có liên quan tới lịch sử tiến hóa, cấu trúc di truyền

và môi trường bào thai. Các thành tố tiền cảnh có liên quan tới các hóc môn cấp tính, những

kinh nghiệm có trước và những xúc tác môi trường tức thời. Chỉ riêng trong hộp sọ của mình,

con người chúng ta đã có quyền tiếp cận đặc cách đối với cả hai bộ thành tố này, mang lại

những hiểu biết chi tiết về các cấu trúc tâm lý học, các động cơ và mục đích. Chính thức được

gọi với cái tên “nội quan”, chúng ta biết được mình có ý gì hoặc định chuyển tải những gì nhờ

vào một nền tảng liên tục từng phút một. Vấn đề là, không ai biết được việc này. Người khác

đâu có thể đọc được suy nghĩ của ta. Thông tin duy nhất mà những người khác có được về các

trạng thái nội tại và động cơ của ta chỉ là những lời ta nói ra và những gì gương mặt cùng cơ

thể ta thể hiện ra. Những yếu tố này có tên gọi chính thức là ngoại quan.

Chúng ta mù tịt đến không ngờ về những giới hạn của thông tin ngoại quan. Chúng ta biết được

khi nào thì hành động của mình không còn đồng nhất với các suy nghĩ và cảm xúc nội tại,

nhưng đôi khi chúng ta quên mất rằng thông tin này không hề có sẵn với người khác. Sự khác

biệt này có thể khiến ta cảm thấy bối rối và kinh ngạc khi chạm phải suy nghĩ của người khác.

Như nhà thơ Robert Burns từng viết: “Ôi Chúa ơi xin cho con phép lạ/ Thấy được mình, như kẻ

khác thấy con.”

Nhận biết nội quan va chạm với thông tin ngoại quan chính là Vụ Nổ Lớn của hầu hết xung đột

con người. Nó đã được quan sát trực tiếp giữa những người gắng chỉ ra phương hướng cho

một tâm hồn lầm lạc và giữa các quốc gia tham chiến, gắng sức thương thuyết để đạt được một

thỏa thuận hòa bình. Nó tạo thành căn cứ của hầu hết những đổ vỡ trong giao tiếp, bao gồm cả

những xung đột trong hôn nhân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.