NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 49

Bạn có giành chiến thắng trong cuộc đấu thấu cảm?

Nếu như tình trạng bất cân xứng ngự trị ngay ở trung tâm của hầu hết những xung đột, vậy tiếp

theo sẽ là, tình thế cân bằng sẽ sản sinh ra ít hành vi thù nghịch hơn. Thật khó mà tin rằng một

cậu bé 4 tuổi trong một cuộc đấu thấu cảm hết sức xoàng xĩnh lại có thể chứng minh rằng ý

kiến xác đáng này về căn bản là đúng đắn. Tác giả quá cố Leo Buscaglia đã kể lại chuyện ông

được đề nghị làm giám khảo cho một cuộc thi để tìm ra đứa trẻ ân cần nhất. Cậu bé giành chiến

thắng đã thuật lại câu chuyện về người láng giềng lớn tuổi của cậu.

Ông hàng xóm này vừa mới mất đi người vợ cùng chung sống đã vài chục năm. Cậu bé 4 tuổi

nghe thấy ông sụt sùi ở vườn sau và quyết định điều tra tình hình. Leo lên lòng của người hàng

xóm, cậu bé cứ chỉ ngồi ở đó trong khi người đàn ông khóc lóc âu sầu. Việc ấy lại xoa dịu người

hàng xóm đến lạ lùng. Về sau, mẹ cậu bé hỏi xem con trai mình đã nói gì với người hàng xóm

ấy. “Chẳng có gì đâu mẹ,” cậu chàng bé bỏng đáp, “con chỉ giúp bác ấy khóc thôi mà.”

Có rất nhiều lớp lang trong câu chuyện này, nhưng điều căn bản có thể tóm lại được: Đây chính

là một lối hồi đáp với một mối quan hệ bất cân xứng. Người đàn ông lớn tuổi kia đang buồn

rầu. Cậu bé thì không. Thế nhưng chính thái độ tình nguyện của “người khuyên bảo” không chủ

đích này, bước vào không gian cảm xúc thuộc về người đàn ông, để thấu cảm, đã thay đổi mức

cân bằng của mối quan hệ.

Việc lựa chọn thấu cảm – suy cho cùng, đó đơn thuần chỉ là một lựa chọn – lại có sức mạnh ghê

gớm đến mức nó có thể biến đổi hệ thần kinh đang phát triển của các bé sơ sinh có các ông bố

bà mẹ thường xuyên thực hành điều đó.

Định nghĩa thấu cảm

Tôi vẫn hay nghĩ rằng những chủ đề ướt át kiểu như “thấu cảm” cũng có tác dụng hỗ trợ về mặt

khoa học thần kinh hệt như các đường dân nóng tư vấn thần kinh vậy. Nếu 10 năm về trước, có

ai đó bảo với tôi rằng sự thấu cảm có thể được miêu tả đến nơi đến chốn dựa trên kinh

nghiệm, giống như chứng Parkinson chẳng hạn, chắc tôi sẽ cười ầm lên mất. Giờ thì tôi không

cười nữa rồi. Những tài liệu nghiên cứu thiết thực và vẫn đang tiếp tục phát triển đã miêu tả sự

thấu cảm, định nghĩa nó với ba thành tố căn bản:

• Phát hiện sự xúc động. Trước hết, một người phải phát giác ra sự thay đổi trong tâm tính của

ai đó. Trong khoa học hành vi, “sự xúc động” có nghĩa là biểu hiện bên ngoài của một tình cảm

hoặc tâm trạng nào đó, thường song hành với một ý tưởng hoặc hành động. Các trẻ mắc chứng

tự kỷ thường không thể tiến tới bước này được; kết quả là, chúng hiếm khi cư xử với sự thấu

cảm được.

• Hoán vị tưởng tượng. Khi một người đã phát giác ra sự thay đổi tâm trạng nào đó, anh ta sẽ

hoán đổi những gì mình quan sát được vào kết cấu tâm lý bên trong mình. Anh ta sẽ “ướm thử”

những cảm xúc đã nhận biết được này như thể chúng là áo quần, sau đó quan sát xem anh ta sẽ

phản ứng ra sao trong những tình huống tương tự. Đối với các độc giả sắp sinh con, bạn vừa

mới học cách làm thế nào có một cuộc đấu công bằng với con mình, chưa kể đến bạn đời của

mình.

• Hình thành giới hạn. Người đang thực hiện thấu cảm phải luôn nhận thức rằng trạng thái

cảm xúc kia đang xảy ra với người khác, chứ không phải với người quan sát. Sự thấu cảm rất

mạnh mẽ, nhưng nó cũng có giới hạn nhất định.

Sự thấu cảm phát huy tác dụng

Các cặp đôi thường xuyên thực hành thấu cảm sẽ chứng kiến những kết quả tuyệt vời. Chính

những biến số độc lập tiên đoán một cuộc hôn nhân thành công, cũng lường được khả năng ly

hôn với tỉ lệ chính xác lên tới 90%, theo như nhận định của nhà khoa học hành vi John

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.