rồi! Con phải tự kiếm xe về nhà! Đấy là lý do con về muộn!” Cô bé đổ sụp xuống vòng tay yêu
thương của bà mẹ, và cả hai cùng khóc. Không có một cú đo ván nào đêm hôm ấy. Chuyện ấy
hiếm khi xảy ra trong vòng tay của một phản xạ thấu cảm – bất kể trong nuôi dạy con gái hay
hôn nhân đôi lứa.
Đó chưa phải toàn bộ câu chuyện, đương nhiên. Bà mẹ vẫn cứ trừng phạt cô con gái; luật là
luật, và cô bé bị cấm túc trong một tuần. Nhưng cục diện mối quan hệ đã thay đổi. Cô con gái
thậm chí còn bắt đầu bắt chước phản xạ thấu cảm, đây là một phát hiện chung trong các
nghiên cứu thực hiện tại các gia đình có thi hành phản xạ này một cách chủ động. Đầu tuần sau
đó, cô con gái nhìn thấy mẹ đang xoay xỏa nấu nướng bữa tối muộn, vẻ rõ ràng rầu rĩ sau một
ngày dài làm việc. Thay vì hỏi mẹ xem tối đó có món gì, cô bé nói: “Trông mẹ buồn lắm, mẹ ạ.
Có phải tại vì muộn rồi, mẹ lại mệt và chẳng thiết gì nấu nướng, đúng không mẹ?”
Bà mẹ không thể nào tin nổi.
CHUẨN BỊ CHO MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN
Các cặp đôi vốn sở hữu một mối quan hệ bền vững nhờ thấu cảm và cả các cặp có chuẩn bị
trước cho sự chuyển đổi lên vai trò làm bố làm mẹ sẽ tránh được những điều tồi tệ nhất trong
Bốn Lý do cuồng nộ. Những động thái chuẩn bị như thế sẽ tạo ra hệ sinh thái nội tại tốt nhất
cho quá trình phát triển trí não lành mạnh của trẻ.
Những bậc cha mẹ này có thể đưa được con vào trường Harvard hoặc không, nhưng họ sẽ
không lôi con mình vào một cuộc chiến. Họ sẽ có khả năng lớn nuôi dạy nên những đứa trẻ
sáng láng, hạnh phúc và tử tế.
Những điểm cốt yếu
• Hơn 80% các cặp đôi đều nếm trải cú sụt giảm chất lượng hôn nhân nghiêm trọng trong quá
trình chuyển đổi lên vai trò làm cha mẹ.
• Tình trạng thù nghịch giữa bố mẹ có thể làm tổn hại đến não bộ và hệ thần kinh đang phát
triển của trẻ sơ sinh.
• Sự thấu cảm sẽ giảm nhẹ tình trạng thù nghịch.
• Bốn nguồn cơn chủ yếu sản sinh ra tình trạng hôn nhân bất ổn là: thiếu ngủ, tình trạng cách ly
xã hội, phân bố việc nhà không bình đẳng và trạng thái trầm uất.