NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 52

BÉ THÔNG MINH: HẠT GIỐNG

Quy luật trí não

Não bộ quan tâm đến sinh tồn hơn là học tập

Trí thông minh không chỉ là IQ

Trò chuyện mặt đối mặt, không phải qua màn hình

BÉ THÔNG MINH: HẠT GIỐNG

huở nhỏ, không có một dấu hiệu nào của Tổng thống Roosevelt gợi ra, dù chỉ là thoáng qua, về

tầm vóc vĩ đại của ông trong tương lai. Roosevelt chỉ là một đứa trẻ ốm đau quặt quẹo, hay âu

lo và nhút nhát, mắc bệnh hen nặng tới mức phải ngủ ngồi để tránh bị ngạt thở. Cậu không thể

theo học lớp bình thường, buộc cha mẹ phải tự dạy con ở nhà. Lo ngại trước bệnh tình của cậu,

các bác sĩ khuyến cáo sau này cậu chỉ nên làm nghề gì ít vận động, tốt nhất là làm bàn giấy và

bằng mọi cách phải tránh những hoạt động thể chất cường độ cao.

May mắn thay, trí óc Roosevelt không thỏa hiệp dù với thân thể hay với bác sĩ của cậu. Với trí

tuệ mẫn tiệp luôn khao khát học hỏi, bộ nhớ rõ nét như chụp hình và ý chí vươn lên mạnh mẽ,

9 tuổi Roosevelt đã có tác phẩm khoa học đầu tay Lịch sử Tự nhiên của Côn trùng; 16 tuổi,

được tuyển thẳng vào trường Harvard; tốt nghiệp với tấm bằng Phi Beta Kappa ; 23 tuổi chạy

đua vào cơ quan lập pháp tiểu bang; và một năm sau xuất bản cuốn sách học thuật đầu tiên,

nghiên cứu về lịch sử cuộc chiến năm 1812. Ông gặt hái thành công cả trên cương vị nhà sử

học, chính trị gia, thậm chí nhà động vật học, triết gia, nhà địa lý, một chiến binh và nhà ngoại

giao. Roosevelt trở thành Tổng tư lệnh vào năm 42 tuổi, vị Tổng tư lệnh trẻ nhất trong lịch sử.

Ông cũng là Tổng thống duy nhất giành được Huân chương Danh dự Quốc hội, và là Tổng thống

Mỹ đầu tiên được giải Nobel Hòa bình.

Điều gì khiến Roosevelt thông minh phi phàm đến vậy, trong khi khởi đầu kém thuận lợi như

thế? Rõ ràng, các yếu tố di truyền có giúp vị tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ một tay. Quả vậy,

nguồn gene chi phối 50% sức mạnh tri thức của con người, còn môi trường sẽ quyết định nốt

phần còn lại. Điều này có hai mặt: Thứ nhất, bất kể con bạn có cố gắng hết mình đến đâu, thì

vẫn có giới hạn cho những gì não bộ có thể làm được. Thứ hai, đó mới chỉ là một nửa câu

chuyện. Môi trường quanh chúng, đặc biệt là những gì bạn thực hiện ở vai trò làm cha làm mẹ

cũng có tác động mạnh đến trí thông minh của con cái bạn. Chúng ta sẽ xem xét cả hạt giống và

đất trồng. Chương này tập trung thảo luận về nền tảng sinh học của trí thông minh con trẻ.

Chương tiếp theo sẽ giải thích xem bạn có thể làm những gì để tối ưu hóa nó.

BỘ NÃO THÔNG MINH CÓ HÌNH DẠNG RA SAO

Nếu bạn có thể nhìn thật gần vào bên trong bộ não của em bé, liệu có manh mối gì báo hiệu

tầm vóc trí tuệ của bé trong tương lai? Trí thông minh có dạng hình ra sao ở những điểm bện

thừng và xếp nếp trong kiến trúc xoắn vặn của não bộ? Một cách trực quan để trả lời những

câu hỏi này, chính là xem xét bộ não của những nhân vật trí tuệ phi thường sau khi họ qua đời

và tìm kiếm những manh mối thể hiện trí thông minh ngay trong cấu trúc thần kinh của họ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều bộ não nổi tiếng, từ Carl Gauss – một thiên tài toán

học người Đức cho đến Vladimir Lenin. Họ còn nghiên cứu bộ não của Albert Einstein và thu

được những kết quả đáng ngạc nhiên.

Bình thường như não của bạn

Einstein mất năm 1955 tại New Jersey. Việc mổ xẻ tử thi Einstein được Thomas Stoltz Harvey

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.