Thế ở cấp độ DNA thì sao? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra “gene thông minh” hay chưa?
Rất nhiều người vẫn đang tìm kiếm. Các biến thể của một gene nổi tiếng, gọi là COMT (viết tắt
của transferaza catechol-O-methyl) tỏ ra là ứng cử viên tiềm năng vì liên quan mật thiết tới
việc tăng cường trí-nhớ-ngắn-hạn ở một số người, mặc dù ở số khác thì không có tác dụng.
Một gene khác, cathepsin D cũng có liên hệ đến trí thông minh cao. Gene thụ cảm dopamine, từ
một tập hợp gene liên quan với cảm giác mãn nguyện cũng đáng xem xét. Tuy nhiên, vấn đề là
xác xuất của chúng không cao. Mà kể cả có chứng minh được đó đúng là những gene thông
minh, thì sự có mặt của “gene thông minh” thường cũng chỉ làm IQ tăng không đáng kể, từ 3
đến 4 điểm. Tóm lại, tính đến thời điểm này, chưa một gene thông minh nào được cô lập thành
công. Mà với tính chất phức tạp của trí thông minh, tôi rất nghi ngờ chuyện tồn tại một gene
riêng biệt như thế.
A, đây rồi: Kiểm tra IQ dành cho bé
Nếu quan sát cả tế bào lẫn gene đều không nói lên được điều gì, thế lối ứng xử thì sao? Đến
đây, các nhà nghiên cứu có vẻ như đã đào trúng mỏ. Cho đến giờ, chúng ta có trong tay hàng
loạt bài kiểm tra dành cho bé sơ sinh để tiên đoán IQ của em khi lớn. Trong đó, có bài kiểm tra
dành cho các bé ở độ tuổi chưa biết nói. Các em sẽ được cho cảm nhận về một vật thể giấu kín
khỏi tầm mắt của em (đựng trong hộp). Nếu sau đó, em bé có thể xác định được vật thể đó
bằng mắt – gọi là chuyển dịch đa cách thức – thì khi lớn lên, em sẽ đạt điểm cao hơn trong bài
kiểm tra IQ so với những em không thể xác định đồ vật. Lại có kiểu kiểm tra khác, thử đo lường
chỉ số mà các nhà nghiên cứu gọi là trí nhớ nhận thức thị giác. Trẻ được đặt trước một bàn cờ
đam. Nói thế này thì hơi giản lược thái quá, nhưng cơ bản kết luận là như sau: trẻ càng quan
sát lâu, thì càng có khả năng đạt điểm IQ cao hơn. Không được khoa học cho lắm nhỉ? Thế mà
những con số này, được đo trong khoảng 2 đến 8 tháng tuổi, lại dự đoán chính xác được điểm
IQ vào năm 18 tuổi kia đấy!
Kết quả này nói lên điều gì? Chẳng gì cả, trừ một điều: là khi những em bé này đến tuổi đi học,
các em sẽ làm bài kiểm tra IQ tốt hơn.
“TRÍ THÔNG MINH” TRONG ĐIỂM SỐ IQ
IQ rất hệ trọng với một số người, ví như các chuyên viên tuyển sinh của một trường mẫu giáo
hay trường tiểu học tư thục danh giá nào đó. Họ thường đòi hỏi trẻ phải trải qua các bài kiểm
tra chỉ số thông minh, thậm chí nhiều trường học chỉ chấp nhận các trò nhỏ đạt 97%. Những
bài kiểm tra có giá 500 USD này đôi khi được áp dụng cho trẻ 6 tuổi, thậm chí là trẻ nhỏ hơn,
đóng vai trò như một bài kiểm tra tuyển sinh vào trường mẫu giáo! Dưới đây là hai câu hỏi
điển hình trong các bài kiểm tra IQ:
Bạn vừa đáp là rắn phải không? Chúc mừng. Những người đưa ra câu hỏi này đồng ý với bạn
(tất cả bốn con còn lại đều có chân và đều là động vật có vú.)
Bạn vừa đáp là 5.000 sao? Nếu thế, bạn có khối người cùng hội cùng thuyền rồi đấy. Nghiên
cứu chỉ ra rằng 98% những người đụng phải đề bài này đều đưa ra câu trả lời như vậy. Nhưng
thế là sai. Câu trả lời chính xác là 4.100!
Các bài kiểm tra IQ đầy rẫy những câu hỏi kiểu vậy. Nếu bạn trả lời đúng, có phải thế là bạn
thông minh? Có thể có. Có thể không. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các bài kiểm tra IQ không
phản ánh được bất cứ thứ gì, ngoài khả năng thực hiện bài kiểm tra IQ của bạn. Nếu quả thực là
có cái gì đó gọi là trình độ năng lực, thì thông minh chính là phải bác bỏ hoàn toàn quan niệm
áp một-mẫu-số-chung-cho-tất-cả để đánh giá năng lực trí não của con mình. Thay vào đó, nắm
được sơ qua lai lịch, tiểu sử những bản kiểm tra kiểu này, bạn sẽ có cơ sở để tự mình đánh giá.
Sự ra đời của bài kiểm tra IQ
Rất nhiều người đã thử kiếm tìm định nghĩa về trí thông minh con người, thường là trong nỗ