NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 53

thực hiện. Ông đã tách bộ não của nhà vật lý trứ danh ra và tiến hành chụp hình từ nhiều góc

độ. Rồi ông xẻ bộ não thành những khối nhỏ xíu. Rồi ông gặp rắc rối. Hiển nhiên là Harvey

không được Einstein hay gia đình Einstein cho phép phẫu thuật và phân tích bộ não trứ danh

của nhà vật lý học. Ban lãnh đạo Bệnh viện Princeton yêu cầu Harvey phải giao nộp lại não bộ

của Einstein. Harvey cự tuyệt, chịu mất việc, rồi chuồn tới Kansas, giữ kín các mẫu lưu trong

suốt hơn 20 năm trời.

Những mẫu lưu này chỉ được khám phá lại vào năm 1978, khi kí giả Steven Levy lần được chỗ

Harvey. Các mẩu não của Einstein vẫn còn nguyên, nổi trôi trong những lọ niêm cỡ lớn đựng

đầy cồn. Levy thuyết phục được Harvey từ bỏ chúng. Một đội nghiên cứu khác lập tức bắt đầu

nghiên cứu chi tiết các mẫu này để tìm ra manh mối hé lộ về thiên tư của Einstein.

Họ đã tìm ra những gì? Khám phá gây sửng sốt nhất lại là “chẳng có gì đáng ngạc nhiên”.

Einstein có một bộ não tương đối bình thường, với cấu trúc nội tại tiêu chuẩn, vài dị tật về mặt

cấu tạo. Các khu vực chịu trách nhiệm về nhận thức thị giác không gian và xử lý toán học lớn

hơn một chút (chừng 15% so với thông thường). Einstein cũng thiếu hụt một số phần mà

những bộ não kém linh hoạt vốn có, kèm thêm việc có ít tế bào vùng đệm hơn so với những

người bình thường (tế bào vùng đệm giúp tạo nên cấu trúc não bộ và hỗ trợ quá trình xử lý

thông tin). Hầu như các bộ não ít nhiều đều có dị tật cấu trúc, sẽ có một số vùng teo nhỏ so với

bình thường, có vùng lại phình to hơn. Do tính chất cá thể này, với các công cụ hiện có trong

tay, để chứng minh một khác biệt sinh học nào đó trong cấu trúc não bộ dẫn tới khác biệt về

thiên tư đúng là nhiệm vụ bất khả thi. Bộ não của Einstein hẳn nhiên là thông minh, nhưng

không một phần nhỏ nào trong đó cho ta biết nguyên do tại sao.

Thế còn xem xét những bộ não vẫn còn đang hoạt động và thực hiện chức năng thì sao? Đến

thời nay, bạn không cần phải chờ đến lúc ai đó qua đời mới xác định được mối quan hệ giữa

cấu trúc và chức năng. Bạn có thể sử dụng công nghệ hình ảnh MRI để quan sát não bộ trong

khi nó đang thực hiện nhiệm vụ nào đó. Liệu chúng ta có thể phát hiện ra người nào thông

minh chỉ nhờ quan sát não bộ trong quá trình thực hiện chức năng tư duy được không? Câu trả

lời, một lần nữa, lại là KHÔNG. Hay chí ít là “đến giờ thì chưa”. Dù có quan sát được các thiên

tài đang sống giải quyết một vấn đề hóc búa nào đó, bạn cũng không thể tìm ra những điểm

tương đồng như mong muốn. Bạn sẽ chỉ thấy mỗi người một khác rồi bị dấu ấn cá nhân đậm

nét này làm cho bối rối mà thôi. Quá trình giải quyết vấn đề và xử lý cảm giác không hề giống

nhau ở hai não bộ bất kỳ. Chính vì thế, đã có rất nhiều nhầm lẫn và các phát hiện trái ngược

được công bố. Một số nghiên cứu kết luận rằng người “thông minh” sở hữu bộ não hoạt động

hiệu quả hơn (họ tốn ít năng lượng hơn để giải quyết những vấn đề hóc búa), nhưng số khác lại

chứng tỏ điều ngược lại. Một số người thông minh có chất xám dày hơn, trong khi số khác lại

có chất trắng dày hơn. Tổng cộng có tới 14 khu vực não khác nhau được các nhà khoa học phát

hiện ra là chi phối trí thông minh loài người, phân bố rải rác khắp bộ não như những nhúm bụi

nhận thức thần tiên. Những khu vực thần kỳ này được gọi là P-FIT, viết tắt của Parietal-Frontal

Integration Theory (Học thuyết Tích hợp vùng Đỉnh-Trán). Các nhà khoa học đã tiến hành

quan sát và đánh giá hoạt động của các khu vực thuộc P-FIT khi các đối tượng nghiên cứu tập

trung tư duy, và kết quả thu được lại một lần nữa gây thất vọng: để giải quyết những vấn đề

phức tạp, mỗi người lại huy động những khu vực khác nhau. Điều này có thể giúp lý giải cách

xử trí rất đa dạng, phong phú của loài người. Những mô hình “có tính khái quát chung” quả là

hiếm có khó tìm.

Chúng ta thậm chí còn có ít thông tin hơn về trí thông minh của bé sơ sinh. Rất khó để thực

hiện các thí nghiệm theo công nghệ chụp hình MRI với những đối tượng vẫn còn đang quấn-tã-

và-ẵm-ngửa này. Lấy ví dụ, để thực hiện một thí nghiệm MRI như thế, thì đầu của đối tượng

phải được giữ thật cố định trong một khoảng thời gian rất dài. Cứ thử làm thế với một nhóc tì

6 tháng tuổi xem! Mà cho dù có làm được, thì với những hiểu biết hiện thời của ta, cấu trúc não

bộ cũng không thể dự đoán xem liệu em bé của bạn sau này có thông minh hay không.

Trên đường kiếm tìm “gene thông minh”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.