NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 50

Gottman, một nhân vật vẫn đi theo chủ nghĩa phê phán kiểu suy luận nhân-quả. Trong các

nghiên cứu của Gottman, nếu người vợ cảm thấy được chồng lắng nghe thì về cơ bản cuộc hôn

nhân này bảo đảm không dẫn đến ly hôn. (Thật thú vị, là việc người chồng có cảm thấy được

lắng nghe hay không lại không phải một nhân tố tác động tới tỉ lệ ly dị.) Nếu việc chuyển tải

qua lại sự thấu cảm bị thiếu vắng ở đây, cuộc hôn nhân coi như sụp đổ.

Nghiên cứu thể hiện rằng 70% xung đột trong hôn nhân là không thể giải quyết; tình trạng bất

đồng vẫn còn tồn tại. Nhưng miễn là những bên liên đới học cách chung sống với những điểm

khác biệt của nhau – một trong những thách thức to lớn nhất trong đời sống hôn nhân – thì

đây không hẳn là một tin tồi tệ gì cho lắm. Nhưng những khác biệt ấy buộc phải được thấu

hiểu, kể cả khi chưa một vấn đề nào được giải quyết rốt ráo cả. Một trong những lý do khiến sự

thấu cảm phát huy hiệu quả đến thế là bởi nó không đòi hỏi giải pháp nào. Nó chỉ đòi hỏi sự

thấu hiểu. Nhận thức được điều này là cực kỳ quan trọng. Nếu như có một khoảng linh hoạt

dành cho việc thỏa thuận, chiếm chừng 30% tổng thời gian, thì thấu cảm trở thành bài tập đầu

tiên cho việc xử lý xung đột của bất cứ cặp đôi nào. Đó có lẽ là nguyên cớ tại sao sự thiếu vắng

thấu cảm chính là một yếu tố tiên báo mạnh mẽ cho kết cục ly hôn.

Và trong số nhiều nhà nghiên cứu như thế, Gottman đã khám phá ra một tác động tương tự đối

với việc nuôi dạy trẻ. Ông đã phát biểu: “Sự thấu cảm không những đóng vai trò quan trọng, đó

còn đặt nền tảng cho dưỡng dục hiệu quả.”

BIẾN THẤU CẢM TRỞ THÀNH PHẢN XẠ: HAI BƯỚC ĐƠN GIẢN

Vậy bạn phải làm những gì để đạt được kiểu thành công trong hôn nhân mà Gottman đã nói

tới? Bạn cần khỏa lấp khoảng cách mà tôi đã miêu tả, tình trạng bất cân bằng giữa những gì

bạn biết về cảm xúc nội tại của mình với những gì bạn suy diễn về người bạn đời của mình.

Cách thức thực hiện điều này chính là tạo dựng nên một “phản xạ thấu cảm” – phản xạ đầu tiên

của bạn trước mỗi tình huống cảm xúc. Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa phản xạ thấu cảm

trong quá trình thử đưa các trẻ tự kỷ có khả năng thực hiện chức năng cao vào tái hòa nhập xã

hội. Nó đơn giản đến ngỡ ngàng và cũng hiệu quả đến ngỡ ngàng, một thứ na ná như chuyện

cậu bé trèo lên lòng người láng giềng cao tuổi. Khi mới đương đầu với những cảm xúc “nóng

hổi” của ai đó, bạn hãy thực thi ngay hai bước đơn giản này:

Tiếp đó, bạn có thể thể hiện bất cứ thói quen phản ứng xấu xí nào vốn vẫn là “thường ngày ở

huyện” với bạn. Tuy vậy, tôi cũng đưa ra cho bạn một cảnh báo thẳng thắn. Nếu như phản xạ

thấu cảm trở thành một phần chủ động trong phương cách xử lý xung đột của bạn, thì sẽ rất

khó để bạn hành xử theo lối bướng bỉnh và phản kháng. Dưới đây là một ví dụ đời thực được

lấy từ một trong những tập dữ liệu nghiên cứu của tôi.

Cô con gái 15 tuổi của một phụ nữ nọ được phép đi chơi vào thứ Bảy hằng tuần nhưng buộc

phải về nhà trước nửa đêm. Một tuần nọ, cô bé bất chấp lệnh giới nghiêm và trở về nhà khi đã

2 giờ sáng. Cô con gái rón rén vào nhà và trông thấy ánh đèn phòng khách đầy hăm dọa vẫn

còn sáng, với một bà mẹ tức giận rõ ràng đang ngồi trên ghế. Đứa con sợ hết hồn, hẳn nhiên là

thế. Cô bé còn có vẻ rầu rĩ lắm. Bà mẹ nhận thấy cô con gái đã phải trải qua buổi tối buồn bã.

Khung cảnh này thông thường sẽ báo hiệu khúc mở màn của một cuộc cãi vã, một sự kiện

quen thuộc và làm cạn kiệt sinh lực cả hai mẹ con. Nhưng thay vào đó, bà mẹ đã nghe về phản

xạ thấu cảm từ một người bạn và sẽ chọn cách này.

Bà bắt đầu: “Trông con sợ rúm ró cả ra rồi kìa.” Cô thiếu nữ kia ngưng lại, khẽ gật đầu. “Mà

không chỉ sợ sệt đâu,” bà mẹ nói tiếp, “con có vẻ buồn. Buồn vô cùng. Thực ra, trông con có vẻ

bẽ bàng.” Cô gái nhỏ lại sững ra lần nữa. Đây không phải những gì con bé đang chờ đợi. Bà mẹ

tiếp đến triển khai bước thứ 2, suy đoán nguồn cơn.

“Buổi tối vừa rồi tệ lắm, phải không con?” Cô con gái trố mắt. Đúng là một tối tồi tệ. Nước mắt

cô bé thốt nhiên giàn giụa. Bà mẹ đoán thử xem khả năng việc gì đã xảy ra, và giọng bà dịu đi.

“Con cãi nhau với bạn trai đúng không.” Cô con gái nhỏ òa lên khóc. “Anh ấy chia tay với con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.