NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 57

trở thành một ổ bình luận theo kiểu “Tôi không biết nó là cái gì, nhưng nhìn thấy nó là tôi biết

ngay ấy mà” không? Hẳn là không phải rồi, nhưng để hiểu được vấn đề cặn kẽ hơn, chúng ta sẽ

phải thay thế thứ quan niệm một-mẫu-số-chung-cho-tất-cả này.

Trí thông minh con người giống như các thành phần trong món hầm hơn là các con số khô

khan trên giấy tờ.

MÓN BÒ HẦM CỦA MẸ: 7 THÀNH PHẦN CỦA TRÍ THÔNG MINH

Mùi thơm của bò hầm sôi sùng sục mẹ nấu trong bếp vào một ngày mùa đông lạnh lẽo là hồi ức

tuyệt vời nhất về món ăn “dưỡng thần” mà tôi còn lưu giữ. Âm thanh lục bục của thịt bò om

đang sôi, hương vị ngọt ngào, cay nồng của hành tây xắt nhỏ, màu sắc vui tươi của những

miếng cà rốt nhỏ bằng đồng xu dập dềnh trong nồi ninh nữa.

Có lần, mẹ đã dắt tôi vào bếp và dạy cho tôi cách chế biến món bò hầm trứ danh của mình. Một

nhiệm vụ chẳng dễ dàng gì, bởi mẹ có thói quen rất phiền, là thay đổi công thức gần như trong

mỗi lần mẹ nấu. “Nó tùy thuộc vào chuyện ai dùng bữa tối,” mẹ giải thích, “hay chúng ta có sẵn

thứ gì trong nhà.” Theo mẹ, chỉ có hai thành phần tiên quyết để chế ra được kiệt tác ẩm thực

này. Một là chất lượng món thịt bò. Còn thành phần kia, là chất lượng của nước sốt bao quanh

miếng thịt. Nếu những vấn đề này được giải quyết ổn thỏa, thì món thịt bò hầm thành công,

bất kể thành phần nào khác được cho vào nồi.

Hai yếu tố căn bản: Trí nhớ và khả năng ứng biến

Giống như món bò hầm của mẹ tôi, trí thông minh con người cũng có hai thành phần cơ bản,

tất cả đều liên hệ căn cốt đến nhu cầu sinh tồn có nguồn gốc tiến hóa của chúng ta. Một thành

phần là khả năng ghi nhớ thông tin. Đôi khi nó được gọi là “trí thông minh kết tinh”. Nó liên

quan nhiều tới hệ thống ghi nhớ của não bộ, kết hợp với nhau để tạo nên một cơ sở dữ liệu có

cấu trúc phong phú. Thành phần còn lại chính là năng lực vận dụng nguồn thông tin ấy vào

từng tình huống cụ thể. Điều này liên quan tới khả năng ứng biến, dựa trên khả năng hồi tưởng

và phối hợp các phần dữ liệu chuyên biệt. Khả năng suy luận và giải quyết vấn đề được gọi là

“trí thông minh lỏng”. Nhìn từ khía cạnh tiến hóa, sự kết hợp hiệu quả giữa ghi nhớ và ứng

biến ban cho chúng ta hai hành vi có lợi cho sinh tồn: khả năng học hỏi nhanh chóng từ những

sai lầm và khả năng áp dụng linh hoạt những bài học ấy để có những cách ứng phó phù hợp

từng tình huống trong thế giới liên tục biến đổi và cực kỳ tàn khốc ở chiếc nôi tiến hóa vùng

Đông Phi của loài người.

Trí thông minh, dưới góc độ tiến hóa, chỉ đơn giản là khả năng thực hiện những hoạt động này

tốt hơn người khác.

Hai thành phần, “trí nhớ” và “trí thông minh lỏng”, tuy rằng bắt buộc phải có, nhưng lại không

phải toàn bộ công thức tạo nên trí thông minh con người. Cũng giống như công thức biến đổi

cho món bò hầm của mẹ tôi, các gia đình khác nhau lại có những phương cách kết hợp tài năng

khác nhau, hầm chung trong chiếc nồi trí não của riêng họ. Một cậu con trai có thể sở hữu trí

nhớ tồi nhưng lại có những kỹ năng định lượng đáng nể. Một cô con gái có khi thể hiện thiên

hướng phi thường về ngôn ngữ nhưng lại loay hoay trước một phép chia dù là đơn giản nhất.

Làm sao chúng ta nói được rằng đứa trẻ này kém thông minh hơn đứa trẻ kia?

Rất nhiều thành phần khác góp phần tạo thành món hổ lốn mang tên trí thông minh con người,

và tôi muốn miêu tả năm thành phần mà bản thân tôi cho là bạn sẽ dễ dàng nắm bắt để cân

nhắc khi phải suy tính về thiên tư trí tuệ của con mình. Đó là:

• Đam mê khám phá

• Sự tự chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.