NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 58

• Óc sáng tạo

• Giao tiếp ngôn từ

• Khả năng giải mã giao tiếp phi ngôn từ

Đa phần những đặc tính này đều không được bài kiểm tra IQ đả động đến. Những thành phần

này cơ bản đều có nguồn gốc di truyền; có thể dễ dàng quan sát thấy ở trẻ sơ sinh. Năm thành

phần liệt kê ở đây, tuy rằng có nguồn gốc từ lịch sử tiến hóa của chúng ta, nhưng lại không hề

tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài. Việc dưỡng dục – kể cả đối với những người như

Theodore Roosevelt – đóng vai trò quan trọng, bất kể một em bé có trí thông minh thiên bẩm

hay không.

Tôi có tham dự buổi lễ rửa tội ở nhà thờ Tân giáo cho một em bé 9 tháng tuổi. Mọi thứ khởi

đầu khá suôn sẻ. Em bé im ắng nép mình trong vòng tay của người cha, chờ đến lượt mình

được vẩy nước thánh trước giáo đoàn. Khi bố mẹ quay ra phía mục sư, em bé liền phát hiện ra

chiếc mic cầm tay. Em nhanh chóng cố hết sức tóm lấy chiếc mic từ bàn tay của vị mục sư, thè

lưỡi liếm vào đầu chiếc mic. Có vẻ anh chàng tí hon này cho rằng chiếc mic giống như chiếc

kem ốc quế và nó quyết định phải kiểm nghiệm giả thuyết của mình.

Đây là một hành vi cực kỳ bất hợp lý với giáo lý Tân giáo. Vị mục sư giật chiếc mic ra khỏi tầm

tay em bé và lập tức nhận ra sai lầm của mình. Không khác gì một nhà khoa học bị cướp mất

dữ liệu, em bé gào lên, gắng vẫy vùng đòi bằng được chiếc mic, trong lúc đó không ngừng thè

lưỡi liếm vào không khí. Em bé đang khám phá đấy chứ, mà nó không chấp nhận nổi việc bị

làm gián đoạn quá trình truy cầu tri thức. Nhất là khi quá trình ấy lại dính dáng đến món

đường ngọt lịm.

Tôi không dám chắc ông bố bà mẹ kia thấy thế nào, chứ riêng tôi thì rất phấn khích khi chứng

kiến một ví dụ thú vị đến vậy về lòng nhiệt thành nghiên cứu ở các đối tượng bé thơ này. Hẳn

các bậc cha mẹ đã biết trẻ em là các nhà khoa học bẩm sinh từ rất lâu trước khi những chiếc

mic kia ra đời. Nhưng chỉ đến nửa sau của thế kỷ XX, chúng ta mới có thể khu biệt những yếu tố

cấu thành các hành vi khám phá tuyệt vời ở bé.

Hàng nghìn thực nhiệm kiểu này khẳng định rằng các bé nhận thức được về môi trường xung

quanh mình nhờ tự trải nghiệm. Chúng quan sát, đưa ra phán đoán, thiết kế và thực hành

những thí nghiệm nhằm kiểm nghiệm các tiên đoán ấy, rút ra bài học và bổ sung tri thức mới

ấy vào cơ sở dữ liệu của bản thân đang ngày càng phát triển và phong phú. Các bé ráo riết mà

tự nhiên, linh hoạt tuyệt vời và kiên định, nhiều khi đến khó chịu. Bé sử dụng trí thông minh

lỏng để “chiết xuất” thông tin, sau đó kết tinh chúng vào bộ nhớ. Chẳng ai dạy bé làm thế,

nhưng các bé trên khắp thế giới vẫn làm được điều đó. Nó liên quan đến nguồn gốc tiến hóa

mạnh mẽ của hành vi. Các bé bẩm sinh đã là những nhà khoa học, hệt như những gì cha mẹ

chúng hồ nghi. Và phòng thí nghiệm của bé là cả thế gian rộng lớn, bao gồm cả chiếc mic ở nhà

thờ.

DNA của một nhà cải cách

Hành vi khám phá – sẵn sàng trải nghiệm, luôn đặt ra những câu hỏi phi thường về những thứ

bình thường – chính là khả năng được đánh giá cao trong thế giới ngày nay. Những ý tưởng tốt

có thể hái ra tiền. Không những thế, đó cũng là một chiến lược sinh tồn giữa thời hiện đại,

chẳng kém gì trên bình nguyên Serengeti thuở hồng hoang.

Vậy thì những đặc điểm nào phân biệt giữa những người sáng tạo, nhìn xa trông rộng – những

người liên tục gợi ra những ý tưởng thành công về mặt kinh tế với những kiểu mẫu kém sáng

tạo thiên về quản lý – tập trung vào việc thực thi những ý tưởng này? Hai nhà nghiên cứu

doanh nghiệp đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đơn giản này. Họ đã tiến hành một nghiên cứu

trong khoảng thời gian phi thường là 6 năm trời với hơn 3 nghìn nhà điều hành duy tân, từ lĩnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.