là 38%, tức là giảm một nửa so với tuổi mẫu giáo.
Bạn đang đến với thế giới cuốn hút của khả năng tự chủ. Nó là một phần trong bộ ứng xử nằm
dưới tên gọi chung là “chức năng kiểm soát”. Chức năng kiểm soát sẽ kiểm soát việc lập kế
hoạch, tiên lượng tình hình, giải quyết vấn đề và xác định mục tiêu. Nó huy động rất nhiều
phần não bộ khác nhau, trong đó bao gồm cả một dạng trí nhớ ngắn hạn. Mischel và rất nhiều
đồng sự đã phát hiện ra rằng chức năng kiểm soát chính là thành tố then chốt quyết định năng
lực trí tuệ của trẻ.
Đến nay, chúng ta kiểm chứng được rằng đó thực sự là một yếu tố tiên đoán chính xác hơn cả
IQ về khả năng học thuật. Và khác biệt không hề nhỏ chút nào: Mischel phát hiện ra rằng các
em nhỏ có thể kiềm chế và đợi hơn 15 phút sẽ đạt thành tích các kỳ kiểm tra cao hơn 210 điểm
so với những em chỉ chịu chờ 1 phút.
Tại sao? Chức năng kiểm soát được dựa trên năng lực lọc ra các suy nghĩ gây xao lãng của trẻ
em (trong trường hợp này là cám dỗ), một yếu tố đóng vai trò then chốt trong những môi
trường quá bão hòa với đủ loại kích thích giác quan và vô số những lựa chọn theo yêu cầu. Đó
chính là thế giới của chúng ta, như bạn đã biết, và cũng chính là môi trường của con bạn. Một
khi bộ não đã chọn lựa ra được kích thích phù hợp trong một đống ồn ào toàn những lựa chọn
không phù hợp, chức năng kiểm soát cho phép não bộ duy trì nhiệm vụ và từ chối mọi xao lãng
gây sút giảm hiệu suất.
Ở thang bậc khoa học thần kinh, sự kiểm soát bản thân lại bắt nguồn từ “các tín hiệu đánh giá
chung” (các chuẩn đo hoạt động thần kinh) do một khu vực chuyên biệt của não bộ phía sau
trán của bạn sinh ra. Một vùng khác của não bộ thì phóng ra các tia điện tới vùng não bộ phía
sau trán này. Em bé càng được rèn luyện việc trì hoãn tưởng thưởng này bao nhiêu, thì các tia
điện này càng nhắm trúng đích bấy nhiêu, và nhờ vậy, nó sẽ có thêm quyền kiểm soát để áp lên
mọi hành vi. Thoạt đầu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra điều này khi cho những người lớn
đang chủ định ăn kiêng nhìn vào bức ảnh cà rốt, sau đó chuyển sang bức ảnh các thanh kẹo.
Não bộ của họ sử dụng một tín hiệu ngăn cấm cực kì nghiêm khắc, kiểu “Tôi-cóc-cần-biết-nếu-
là-đường-thì-đừng-hòng-được-ăn” khi thanh sô-cô-la xuất hiện.
Não bộ của một em bé có thể được huấn luyện để tăng cường khả năng tự kiểm soát và cả
những khía cạnh khác của chức năng này. Thế nhưng chắc chắn rằng yếu tố di truyền cũng có
liên quan. Có vẻ tồn tại một lịch trình phát triển bẩm sinh, điều này giải thích nguyên do tại
sao điểm số bài kiểm tra trên của các bé nhà trẻ với học sinh lớp sáu lại có sự khác biệt. Một số
trẻ thể hiện lập trường ứng xử từ rất sớm, một số trẻ muộn hơn. Một số lại phải vật lộn với nó
suốt cả cuộc đời. Đó là một cách thể hiện khác của việc mỗi bộ não được cấu tạo khác nhau.
Nhưng theo dữ liệu thu được, thì những em bé có khả năng lọc ra các yếu tố gây xao lãng, sẽ
đạt thành tích tốt hơn ở trường học.
Nghệ sĩ yêu thích nhất trên đời của mẹ tôi chính là Rembrandt . Mẹ mê mẩn với lối sử dụng
ánh sáng và không gian của danh họa, những yếu tố có thể đưa mẹ ngược dòng thời gian, trở
lại không gian thế kỷ XVII. Bà ít hứng thú với nghệ thuật thế kỷ XX. Tôi vẫn còn nhớ bà cứ chê
tác phẩm Fountain của Marcel Duchamp – chỉ là một cái bệ xí không hơn – vốn được đặt dưới
cùng một bầu trời nghệ thuật với van Rijn yêu dấu của bà. Bệ xí mà là nghệ thuật? Và mẹ ghét
nó? Với một cậu bé mới 11 tuổi như tôi hồi ấy, đó quả là một lãnh địa nghệ thuật cao siêu và
huyền bí!
Mẹ tôi, người đã khơi dậy tất cả trí tò mò mà tôi có được trong đời, đã đi ngược lại với lối suy
nghĩ sâu xa và kiểu làm cha mẹ điển hình của mình: bà tạm gác sở thích của riêng mình sang
một bên và nương theo óc tò mò của tôi. Bà mang về nhà hai bức tranh bọc trong giấy màu nâu
và bảo tôi ngồi xuống. “Tưởng tượng nhé,” bà bắt đầu, “rằng con đang thử thể hiện trên không
gian hai chiều tất cả những thông tin ở một vật thể ba chiều. Con sẽ làm thế nào?” Tôi nghiêng
trái ngoẹo phải gắng tìm ra đáp án chính xác, hay bất cứ câu trả lời nào, nhưng chẳng thể làm