NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 61

gì. Mẹ xen ngang: “Có thể con sẽ làm ra một thứ gì đó như thế này!” Với một cái khoát tay kiểu

nghệ sĩ, mà ít nhiều mẹ tôi cũng nghệ sĩ thật, mẹ mở toang giấy bọc, lộ ra bản in những kiệt tác

của Picasso: Three Musicians và Violin and Guitar. Đó chính là “phải lòng từ cái nhìn đầu tiên”.

Dù không hề làm suy suyển tình yêu của tôi với Rembrant, nhưng bức tranh Three Musicians

đúng là một khám phá với bản thân tôi, và với cả trí não của tôi nữa. Vì đâu tôi nghĩ như vậy?

Làm thế nào để một người nhận ra được óc sáng tạo của mình? Đó quả là một câu hỏi hóc búa.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu thực sự tin rằng óc sáng tạo có một số thành tố then chốt. Những

thành phần này bao gồm khả năng nhận biết những mối liên hệ mới mẻ giữa những thứ đã

quen, để gợi ra các ý tưởng, sự vật hoặc bất cứ thứ gì hiện chưa tồn tại trên đời. (Chẳng hạn, tôi

nghĩ đến chuyện miêu tả các hình ảnh ba chiều trong không gian hai chiều.) Óc sáng tạo còn

phải gợi ra được cảm xúc ở người khác, dù là tích cực hay tiêu cực. Một thứ gì đó – có thể là

một sản phẩm, hoặc một kết quả phải được sinh ra từ quá trình này. Và nó có dính dáng tới

một thái độ “chấp nhận mạo hiểm”. Phải rất can đảm để trưng ra một chiếc bồn cầu giữa một

buổi triển lãm ở New York năm 1917 và gọi nó là “nghệ thuật”.

Óc sáng tạo của con người có liên quan tới rất nhiều nhóm công cụ nhận thức, bao gồm cả trí

nhớ sự kiện và hệ thống bộ nhớ mang tính “tự truyện”. Cũng giống như một chiếc TiVo ghi lại

một bộ phim truyền hình, những hệ thống này cho phép não bộ lưu lại các sự kiện xảy ra với

bạn, cho phép bạn tham chiếu lại những trải nghiệm cá nhân về cả thời gian và không gian. Bạn

có thể nhớ lại chuyện đi đến một cửa hàng tạp hóa và cả những món đồ bạn mua ở đó, chưa kể

đến tên ngốc đã tông chiếc xe đẩy hàng vào gót chân bạn, tất cả là nhờ các hệ thống trí nhớ

chương hồi này. Chúng khác hẳn các hệ thống bộ nhớ cho phép bạn tính toán các khoản thuế

trong hóa đơn mua sắm của bạn, hay thậm chí là nhớ xem thuế tiêu dùng là gì. Nhưng đó chưa

phải là tất cả những gì trí nhớ chương hồi làm được.

Nhà khoa học Nancy Andreasen đã phát hiện ra rằng những chiếc TiVo trong não bộ này hoạt

động khi những người sáng tạo bắt đầu kết nối mọi thứ với nhau – xác lập nên những mối liên

kết sâu sắc giữa những ý niệm tưởng chừng không liên đới, những thành phần cho phép họ

sáng tạo. Những TiVo trú ngụ bên trong các khu vực của não được gọi là các các vỏ liên hợp –

có kích cỡ khổng lồ ở con người – thực ra là lớn nhất trong các loài linh trưởng – trải ra như

một hệ thống mạng lưới, giăng khắp các thùy trán, thùy đỉnh và thùy thái dương.

Nhóm công cụ nhận thức thứ hai kết hợp óc sáng tạo với tinh thần chấp nhận rủi ro. Ở đây

không nói đến lối cư xử liều mạng, điên rồ. Thái độ chấp nhận rủi ro theo lối bất thường, đi

kèm với việc lạm dụng của cải vật chất hay trạng thái hưng phấn lưỡng cực, cũng không làm

cho bạn sáng tạo hơn được. Tuy vậy, có một kiểu chấp nhận rủi ro có tác dụng ấy, mà các nhà

nghiên cứu gọi tên là “bốc đồng chức năng”. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai hệ thống

xử lý thần kinh tách biệt nhau, điều khiển trạng thái bốc đồng chức năng này. Một hệ thống

điều khiển các hành vi ra-quyết-định rủi ro thấp (gọi là “nguội”); còn hệ thống kia thì điều

khiển các hành vi ra-quyết-định với tỉ lệ rủi ro cao (gọi là “nóng”). Một quyết định “nguội” có

thể liên quan tới việc một đứa trẻ cùng bạn mình tới tiệm ăn yêu thích. Một quyết định “nóng”

lại có thể liên quan đến hành động gọi món rượu nặng theo lời thách đố của bạn bè.

Với tất cả những thứ ngông cuồng mà bọn trẻ con gây ra, làm sao chúng ta có thể phân biệt

được giữa trạng thái bốc đồng chức năng với chấp nhận rủi ro kiểu bất thường? Bất hạnh thay,

không hề tồn tại một bài kiểm tra nào có thể tách bạch giữa “đem lại hiệu quả” với “ngu đần

ngốc dại” ở trẻ em (hay cả người lớn, xét về khía cạnh này).

Các nghiên cứu về rủi ro cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai giới. Ví như, con trai thì bất cẩn

hơn. Khác biệt này bộc lộ ngay từ khi trẻ 2 tuổi, và dẫn đến hệ quả tất yếu: đến tuổi dậy thì, tỉ lệ

tử vong vì tai nạn ở nam giới cao hơn 73% so với nữ giới, và nam giới cũng vi phạm pháp luật

nhiều hơn. Nhưng trong các thập niên gần đây, sai biệt giữa hai giới đã bắt đầu thu hẹp lại.

Tách bạch “tính trời sinh” với “mẹ cha dạy dỗ” ở những vấn đề như thế này là cực kỳ khó khăn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.