C
[9]
Quy tắc Bà mẹ khắc nghiệt số 9:
Hãy khiến con thất bại, một
chút, mỗi ngày
ông bằng mà nói thì chẳng cha mẹ nào khi bước vào cuộc sống có-
con-và-nuôi-con mà lại mong thất bại cả. Những kỳ vọng của
chúng ta quá lớn, những kế hoạch của chúng ta quá quan trọng,
những ý định của chúng ta quá trong sáng (ít nhất là trong giai
đoạn đầu của quá trình mang thai đứa con đầu lòng!). Tôi cho là không
cha mẹ nào ngay từ đầu đã có những ý niệm thất bại trong tâm trí,
nhưng hãy trở lại với thời kỳ đầu của lịch sử loài người, cái thời mà vấn
đề sống còn đã biến thành thứ gì đó mà ngay cả bậc tổ tiên xa xưa của
chúng ta ấy thậm chí cũng không thể nhận ra đó là cách nuôi nấng con
cái. Để kiểm chứng điều này, bạn không cần phải xem lại tất cả, từ lịch
sử loài người xa xưa cho đến những bậc tổ tiên không hoàn toàn chính
trực của chúng ta, mà chỉ cần quay lại hai hoặc ba thế hệ trước để thấy
được định nghĩa thành công hoặc thất bại trong việc nuôi dạy con cái
đã đổi khác ghê gớm, khác đến tận gốc rễ như thế nào.
Lấy thế hệ ông bà tôi ra làm ví dụ. Đối với họ, thành công thường là
khi đứa trẻ sống qua được thời kỳ bắt đầu chập chững biết đi; còn những
việc còn lại chỉ là chuyện nhỏ.
Đây là một ví dụ cho quan điểm của tôi, ví dụ gói gọn trong một gia
đình – gia đình của bố tôi. Bố tôi ra đời năm 1936. Ông bà sinh bố khi
hai người mới ở tuổi 20, và bố tôi còn trên cả dễ thương. Nhưng ông bà
tôi đã sống rất chật vật. Họ sống trong một căn gác nhà của các cụ tôi,
cùng với các chị em của cụ ở tầng dưới. Tất cả những gì điển hình cho
thời bấy giờ, đó là một đại gia đình, một “ngôi làng”. Hồi nhỏ bố tôi
thường xuyên bị ốm, và khi đó người ta còn chưa phát minh ra thuốc
kháng sinh, vì thế việc bố vượt qua căn bệnh viêm phổi đáng sợ khi đến
tuổi đi học chủ yếu là nhờ bà nội tôi, vô số ngọn nến được thắp sáng
trong nhà thờ và những buổi cầu kinh dâng Đức mẹ Cabrini. Bác sĩ
khoa nhi Scholnick – người xuất hiện ở khắp mọi nơi – cũng có mặt,
nhưng ông ấy cũng chẳng làm được gì đáng kể hơn bà nội tôi và những
143