NHỮNG QUY TẮC MẸ NGHIÊM KHẮC DẠY CON TỰ LẬP - Trang 161

thay vì làm gì đó

liên quan đến tương

lai xa xôi.

tưởng tượng nào đó trong tương lai, khi
chúng ta trao những món quà đó cho bọn
trẻ và chúng sẽ cám ơn về tất cả những gì
chúng ta đã làm.

Nhưng chúng ta có thôi không tự hỏi liệu chúng ta có đang chỉ làm

quá nhiều việc vặt vãnh không? Trí tưởng tượng của chúng ta về tương
lai chỉ dừng ở đó, với những ước mơ ở một bên, và những quỹ đầu tư mở
để có tiền cho con học đại học ở bên còn lại mà không nghĩ mấy về con
người thật sự, thực tế mà bọn trẻ sẽ trở thành về nhân phẩm của chúng?
Chúng ta có đang suy nghĩ dài hạn thật không?

Trong khi thế hệ cha mẹ của chúng ta và những thế hệ trước nữa đã

dành nhiều thời gian chuẩn bị tương lai xa hơn tương lai gần, có vẻ
chúng ta đã tung đồng xu sang mặt ngửa, làm điều ngược lại, dành
nhiều thời gian lo lắng về những niềm vui ngắn ngủi, về cái diễn ra trước
mắt chúng ta lúc này, thay vì làm gì đó liên quan đến tương lai xa xôi.

Khao khát quá đà

Một điều mỉa mai kinh khủng mà tôi đã nhận ra là chính niềm khao

khát của chúng ta, lối tiếp cận đầy thiện chí gần như quá tỉnh táo và cao
siêu của chúng ta đối với việc nuôi dạy con cái lại là cái có khả năng làm
hư con nhiều nhất. Bạn nghĩ làm hư con là từ quá nặng ư? Có thể có,
nhưng cũng có thể không. Hãy nói về ông hiệu trưởng trường cấp ba bị
các bậc phụ huynh đòi gặp để xả giận về những vấn đề ông (hoặc những
người tiền nhiệm) hiếm khi gặp phải trong suốt những năm giữ chức vụ
hiệu trưởng của mình trước đó, như tại sao một đứa trẻ không được
tuyên dương khi điểm trung bình của nó chỉ thiếu có nửa điểm nữa,
hoặc tại sao giáo viên lại không sửa điểm B thành điểm B+ để làm đẹp
học bạ hay để đứa trẻ có thể nhận được học bổng bóng đá.

Hãy nói về một người chủ nhiệm khoa hay người thu nhận hồ sơ của

trường cao đẳng nhận được cuộc gọi của các bậc phụ huynh đang băn
khoăn tại sao con cái họ không được nhận vào học, hoặc nếu nó đang là
sinh viên của trường, tại sao nó lại bị điểm số thấp hơn mong đợi. Hãy
nói về một nhân viên làm việc tại một trường cao đẳng có vẻ không thể
đuổi các bậc phụ huynh ra khỏi trường trong tuần học đầu tiên, khi các
tân sinh viên đều đã dỡ xong hành lý cũng như những đồ đạc đắt đỏ
trong phòng ký túc xá vốn được mua mới và lắp đặt đầy đủ, và chẳng có
lý do nào để các bậc phụ huynh này vẫn còn ở lại. Hãy nói về những
người quản lý nhân lực bị làm cho hoang mang bởi đám nhân viên mới,

160

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.