những người nghĩ rằng mình có thể từ chức vụ hiện tại lên thẳng vị trí
CEO của phòng ban. Hãy nói về những bác sĩ tâm lý phải chữa trị cho
những người trưởng thành ở độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi, những
người miêu tả các bậc làm cha mẹ hòa hợp hoàn hảo với con cái là người
cho chúng tuổi thơ hạnh phúc, tuy nhiên họ cũng không giải thích được
tại sao họ cảm thấy chênh vênh, trống rỗng, không thể đưa ra quyết
định hay cam kết gì.
Vậy đấy, tôi thật sự nghĩ rằng những cánh quạt trực thăng cha mẹ
quay phành phạch kia đang làm hỏng khả năng khôn lớn của con họ.
Bạn có thật sự nghĩ rằng chú chim non thấy rất thoải mái ở trong tổ nếu
chim mẹ mang những con sâu ngon lành về cho nó, nếu nó không phải
nâng lên dù chỉ một sợi lông cánh, vậy liệu nó có tự mình bước ra thế
giới xa lạ hay không? Bạn sẽ nhận thấy rằng chim mẹ đã thật sự phải đẩy
nó ra khỏi tổ.
Tôi đã đọc và nghe thấy một số lời giải thích thú vị về tại sao chúng
ta chỉ hạn hẹp tập trung vào khoảng thời gian trước mắt của bọn trẻ; cái
cảnh cứ ai công khai chuyện nuôi dạy con đều được tán dương; cái cảnh
chúng ta không gọi sự thất bại bằng cái tên chính xác của nó (tất cả
những lần thất bại đều được thay bằng câu nói “Con có cố gắng rồi!” hay
một cái kem dỗ dành nhanh chóng), giả sử chúng ta có cho phép bất kỳ
công việc hay hoạt động nào tiềm tàng khả năng thất bại diễn ra.
Có phải vì chúng ta muốn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời hơn
cha mẹ chúng ta, muốn làm mờ ranh giới giữa trẻ con và người lớn? Có
phải vì, thế giới đơn giản là được dựng lên để đáp ứng nhu cầu và sự
thoải mái của trẻ em (chúng ta đã tiến tới cái khung cảnh hoàn toàn trái
ngược với khung cảnh “trẻ em chỉ được nhìn thấy, chứ không được lắng
nghe”)? Tôi thật sự không chắc.
Vào một ngày khác tôi đã nghe thấy một cuộc phỏng vấn trên radio
với một nhà sử học vừa mới xuất bản cuốn sách về thực trạng cuộc sống
hôn nhân ngày nay. Cô ấy đã miêu tả một trong những vấn đề của cuộc
sống hôn nhân hiện đại đó là tình trạng “hoàng gia hóa” trẻ con; con cái
chúng ta là những hoàng tử và công chúa trong gia đình, nhưng chúng
ta lại không phải là những ông hoàng và bà chúa. Chúng ta giống những
người hầu thấp kém hơn, và cuộc hôn nhân của chúng ta bị xếp xuống
dưới đáy danh sách ưu tiên. Tôi phải nói rằng, song hành với cuộc hôn
nhân bền vững bị xếp xuống đáy danh sách này là bất kỳ viễn cảnh
nghiêm túc về việc những hoàng tử, công chúa bé bỏng của chúng ta sẽ
bước vào một thế giới chẳng dâng tận miệng chúng bất cứ thứ đồ ăn vặt
nào – chưa kể đến điều khiển ti vi hay những chiếc chìa khóa xe hơi.
Con cái chúng ta đang chiếm giữ vị trí trung tâm của cuộc sống gia
161