nhỏ bé của chính mình. Đây là một câu chuyện ngọt ngào, và tất nhiên
câu chuyện cứ để đứa trẻ tự tìm ra cách đi vòng qua cái gối này có giá trị
làm bài học kinh nghiệm: bạn hẳn sẽ nói, tất nhiên mục đích của tôi là
thế rồi.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu thay vì đang quan sát đứa con mười
tháng tuổi của bạn bò loanh quanh trong phòng khách trải thảm, bạn lại
đang quan sát đứa con sáu tuổi của mình đang cố tìm cách di chuyển
trên cái monkey bars
. Bạn sẽ cố giúp nó chứ? Chuyện gì xảy ra nếu nó
ngã? Bạn sẽ lao đến dỗ dành nó nhanh đến mức nào? Tôi không định
gợi ý bạn quay lưng lại với một đứa trẻ mới học lớp một đang rền rĩ vì
chân nó bị chảy máu. Nhưng hãy nhớ, câu hỏi của tôi là bạn sẽ chạy
nước rút về phía thằng bé nhanh đến mức nào? Bởi vì chính cái khoảnh
khắc ngắn ngủi giữa lúc thằng bé nắm lấy cái song sắt cuối cùng và lúc
nó ngã xuống hoặc tìm ra cách không để lần này lại bị ngã sẽ làm tăng
sự tự tin của con bạn – tăng sự tự tin thật sự, nghiêm túc và tồn tại trong
suốt cuộc đời nó.
Ngừng xin lỗi vì cách xử sự của con
Thằng bé bị mệt (đó là lý do tại sao nó tát em gái nó hay ném cái đĩa
thức ăn của nó xuống sàn nhà). Con bé thấy buồn chán (đó là lý do tại
sao nó xử sự không phải phép trong bữa tối với cả nhà vào dịp lễ tết).
Nó không có bạn cùng tuổi chơi cùng (đó là lý do tại sao bất cứ khi nào
bạn tới thăm nhà ai đó không có trẻ con, bạn đều phải chơi cùng với nó,
dù thậm chí phải bỏ lỡ niềm vui của chính bạn với chủ nhà). Tôi tin tôi
đã đề cập đến cái sự thật bất biến này lúc trước rồi, nhưng nó cần phải
được nhắc lại (làm như bạn chưa biết điều này vậy): Bọn trẻ rất thông
minh. Chúng nghe thấy mọi điều bạn nói. Và chúng tiếp thu những
điều đó. Nếu bạn bào chữa cho lối xử sự của chúng hết lần này tới lần
khác, đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng hoàn toàn tin vào điều đó.
“Chỉ tại con thấy chán thôi! Con muốn được dỗ dành cơ! Con muốn
được thưởng vì đã ngoan cơ!”
Hồi tôi còn nhỏ, chẳng có đồ chơi nào ở nhà ông bà tôi, nơi chúng tôi
thường xuyên ghé thăm. Chẳng có cái gì giống với, những thứ chúng tôi
có ở nhà: không có đu quay bằng kim loại ở sân sau, không có chiếc tủ
đầy ắp các đồ chơi. Không có xe hơi đi dã ngoại của búp bê Barbie và
chiếc hộp bằng nhựa chứa đầy quần áo và những đôi giầy búp bê cao gót
nhỏ xíu. Tôi tự hỏi liệu bố mẹ tôi đã bao giờ nảy ra ý tưởng – ít nhiều
nảy ra trong tâm trí chị em tôi – cho chúng tôi mang đồ chơi theo
không, nhưng chúng tôi đã chưa từng được làm vậy. Và tất nhiên, bố mẹ
168