NỖI CÔ ĐƠN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ - Trang 130

đôi, rồi lại làm đôi, cho tới khi mép giấy đủ cứng như một lưỡi dao
có thể xuyên dưới móng tay ngón tay đeo nhẫn của bàn tay trái.

Trong suốt bốn năm đại học môn toán học đã dẫn dắt cậu tới

những góc xa xôi và hấp dẫn nhất của trí tuệ con người. Mattia
chép lại tất cả các bài chứng minh những định lý cậu bắt gặp trong
quá trình học theo một cách thức tỉ mẩn kỹ càng. Ngay cả vào những
chiều hè nóng nực cậu cũng hạ thấp mành cửa xuống và miệt mài
làm việc trong ánh đèn. Cậu dọn hết khỏi bàn học bất cứ thứ gì có
thể khiến cậu sao lãng, để thực sự chỉ có mình cậu với tờ giấy mà
thôi. Cậu viết không ngừng nghỉ. Nếu cảm thấy phải đắn đo quá
nhiều tại một chỗ nào đó hoặc viết một biểu thức sau dấu bằng
không được thẳng hàng lắm, cậu liền vứt nó xuống đất và bắt
đầu lại từ đầu. Tới cuối những trang giấy dày đặc các biểu tượng,
chữ và con số, cậu viết đ.p.c.m., và trong một tích tắc cảm thấy
đã sắp xếp gọn gàng được một phần nhỏ của thế giới. Thế là cậu
dựa vào lưng ghế, chắp hai tay vào nhau và cứ giữ nguyên tư thế
đó.

Dần dần cậu đánh mất cảm giác với trang giấy, những biểu

tượng mới chỉ trước đó thôi còn tuôn chảy ra từ cử động của cổ tay,
giờ với cậu trở nên xa xôi, đông cứng ở một nơi nào đó cậu không
được phép bước vào. Đầu cậu chìm trong bóng tối căn phòng, lại
quay trở lại đắm trong những dòng suy nghĩ tối tăm và chán
chường và nhiều lần Mattia chọn bừa một cuốn sách, mở ra và lại
tiếp tục học.

Giải tích phức, hình học xạ ảnh và tính toán sức căng không thể

khiến cậu xa rời niềm đam mê ban đầu của mình đối với số học.
Mattia thích tính toán, bắt đầu từ số 1 và theo những cấp số
phức tạp thường do cậu nghĩ ra vào lúc đó. Cậu để mình cuốn theo
những con số và có vẻ như cậu biết chúng, từng số, từng số một.
Chính vì vậy khi tới lúc phải lựa chọn đề tài tốt nghiệp cậu không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.