NÚI THẦN - Trang 618

Chẳng phải trường nội trú ‘Sao Mai’ cũng là một hình thức doanh trại đó

sao, các học viên của nó cũng được chia thành đội ngũ, được rèn luyện kỷ
luật và tư cách tu sĩ-quân nhân, một mối liên hệ không thể chối cãi giữa ‘cổ
áo quân phục hồ bột cứng’ và ‘cổ áo chùng xếp nếp Tây Ban Nha’? Tư
tưởng trọng danh dự và thành tích, những điều đóng một vai trò nổi bật
trong sự nghiệp của Joachim - Hans Castorp thầm nghĩ - rõ ràng cũng được
đề cao trên con đường công danh mà Naphta vì bệnh tật phải bỏ dở giữa
chừng! Cứ như những gì chàng được nghe kể thì dòng tu của ông ta tập hợp
toàn những sĩ quan tham vọng vào bậc nhất, nô nức chỉ một ý nguyện lập
công (tiếng Latinh là “Insignes esse”

[314]

). Tuân theo lời răn dạy của người

sáng lập đồng thời cũng là cha tổng quyền đầu tiên của dòng tu, vị tu sĩ Tây
Ban Nha xứ Loyola

[315]

, họ đã cống hiến nhiều hơn, đã hoàn thành nhiệm vụ

một cách xuất sắc hơn tất cả những kẻ chỉ hành động theo lý trí. Họ cần cù
thực hiện công việc của mình hơn cả mức yêu cầu, “ex supererogarione”

[316]

,

họ không chỉ kháng cự lại những đòi hỏi của xác thịt (“rebellione
carnis”

[317]

), điều mà xét cho cùng một người bình thường có lý trí nào cũng

phải làm, mà còn đấu tranh tiêu diệt dục vọng từ trong mầm mống, tiêu diệt
tính ích kỷ và lòng ham mê thế tục, những điều thông thường lẽ ra không
đến nỗi bị cấm đoán. Bởi đấu tranh chống lại kẻ thù, “agere contra”

[318]

, hay

nói cách khác là tấn công, dĩ nhiên đáng khen ngợi hơn hẳn thái độ tự vệ thụ
động (“resistere”

[319]

). Làm kẻ thù suy yếu và đè bẹp chúng! Đó là phương

châm hành động của họ, và tác giả của nó, vị thánh xứ Loyola lại một lần
nữa chứng tỏ sự gần gũi về tư tưởng với vị tướng tổng chỉ huy của Joachim,
ông vua Phổ Friedrich với nguyên tắc xung trận “Tấn công! Tấn công!”

“Bám lưng địch mà đánh!” và “Attaquez donc toujours!

[320]

” của ông ta.

Nhưng điểm chung lớn nhất giữa thế giới của Naphta và thế giới của

Joachim là thái độ của cả hai người đối với chiến tranh, quan điểm của họ
cho rằng không nên chùn tay trước đầu rơi máu đổ. Ở điểm này họ hoàn
toàn thống nhất với nhau dù là về đời, về đạo hay về sự nghiệp, và Hans
Castorp, với tư cách một đứa con của hòa bình, háo hức lắng nghe Naphta
kể về những tu sĩ thánh chiến thời Trung cổ, tự hành xác đến kiệt quệ nhưng
không ngần ngại nhúng tay vào máu để giành quyền lực tinh thần, để tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.