Carbonaro, tiếng Ý là người đốt than, ở đây có nghĩa là thành viên hội
Carbonari, một tổ chức bí mật của các nhà cách mạng xã hội Ý được thành
lập hồi đầu thế kỷ XIX, trong thời gian Pháp chiếm đóng Naples, với mục
tiêu giải phóng và thống nhất nước Ý. Cách tổ chức của hội Carbonari dựa
theo nguyên tắc hội Tam điểm, nhưng nghi thức theo truyền thống của
phường thợ đốt than chứ không theo truyền thống của phường thợ hồ như
hội Tam điểm.
Klemens Wenzel Lothar Graf von Metternich-Winneburg zu Beilstein
(1773-1859) từ năm 1813 được phong tước công, là người lãnh đạo vương
quốc của Hoàng đế Áo, có ảnh hưởng lớn trên chính trường châu Âu hồi đầu
thế kỷ XIX.
Dựa vào hai câu thơ trong tác phẩm Nước Đức. Cổ tích mùa đông của
Heinrich Heine (1797-1856): “Bầu trời ta phó mặc cho / Thiên thần và bầy
chim sẻ.”
Vị thần trong huyền thoại Hy Lạp đã lấy lửa của thần Zeus đem xuống
cho loài người dưới trần gian và bị Zeus trừng trị nặng nề.
Alessandro Manzoni (1785-1873): tiểu thuyết gia, thi hào danh tiếng
người Ý, tác giả năm khúc thánh ca Innisacri hay được cử hành trong các
dịp lễ Cơ Đốc giáo.
Chủ nghĩa lãng mạn (tiếng Ý).
Dựa vào hai câu trong bài thơ Cổ điển và lãng mạn của Giosuè
Carducci (1835-1907): “Lả lơi mà lại vô sinh, trăng là vị ni cô trên thiên
giới.”
Dante Alighieri (1265-1321): triết gia và thi hào Ý, tác giả Thần khúc.
Nhân vật ở cõi âm trong Thần khúc của Dante.
“Quý nương đại từ đại bi” (tiếng Ý).
Brunetto Latini (khoảng 1210-1294): chính khách danh tiếng từng giữ
nhiều chức vụ cao ở Florence, bạn vong niên của Dante.
Tên một vở opera của nhạc sĩ Pháp Georges Bizet (1838-1875).
‘Il trovatore’, một vở opera của nhạc sĩ Ý Giuseppe Verdi (1813-1901).