giáo và gọi là ngày lễ thánh nữ Walpurga, sau đó đổi dần ý nghĩa trở thành
một lễ hội dân gian. Ở vùng núi Harz miền Trung nước Đức đêm hội này
còn được coi là lễ hội của phù thủy âm binh. Năm 1777 thi hào Đức Goethe
khi tới hai địa danh Schierke và Elend ở vùng này để viết một loạt khảo luận
địa lý đã thu được những ấn tượng sâu sắc về phong tục địa phương nơi ấy,
nên sau đó ông cao hứng viết thêm một cảnh bổ sung vào tác phẩm Faust
của mình, lấy tên là “Đêm hội Walpurgis”. Trong phần cùng tên này tác giả
Núi thần trích dẫn nhiều câu từ cảnh ấy của Faust.
Mùa lễ hội trước tuần chay của Cơ Đốc giáo, thường diễn ra vào
khoảng tháng hai, tháng ba dương lịch.
Đêm thứ ba trước ngày thứ tư lễ tro là ngày đầu tiên của tuần chay, từ
lúc ấy cho tới lễ phục sinh tín đồ Cơ Đốc giáo phải ăn chay và sống điều độ,
thế nên đêm trước tuần chay là dịp cuối cùng để họ ăn chơi thả cửa.
Khu vui chơi giải trí nổi tiếng ở gần Vienna. Phỏng theo một câu trong
Faust của Goethe: “Ở đây tưng bừng nhộn nhịp như ở Prater”. Các trích dẫn
trong đoạn này đều lấy từ cảnh “Đêm hội Walpurgis” trong Faust.
Faust, đám ma trơi hát: “Chúng ta sinh ra từ đầm lầy, / Nổi lên từ bùn
đen; / Nhưng nhập vào vòng nhảy ở đây / Chúng ta sáng như đèn.”
(Settembrini vẫn gọi nơi núi thần là vũng lầy tội lỗi.)
Viện điều trị tâm thần (tiếng Pháp).
Những vũ điệu tử thần (tiếng Pháp).
Tên những vai kép trong các vở kịch cổ ở châu Âu.
Faust, lời Mephisto.
Faust, lời hát của ma trơi.
Faust, lời cây cờ chỉ hướng gió.
Nơi diễn ra cảnh “Đêm hội Walpurgis” trong tác phẩm Faust của
Goethe.
Faust, lời của Faust: “Làm sao giữ được vẻ trung dung / Cái chợ phiên
này thật hãi hùng!”
Faust, tiếng đồng ca: “Mụ Baubo tới một mình, / Cưỡi trên lưng nái
lợn sề.” Bà Stöhr chắc hẳn không biết xuất xứ những câu thơ này và tưởng