Tiếng đàn hơi « ẽo ẹt » một chút nhưng vẫn thôi thúc, giục giã. Thợ máy
trưởng của tàu - anh Nam - là người hay quấy nhộn. Anh Nam người to,
cao. Mỗi buổi tối văn nghệ, bao giờ anh cũng thúc thuyền trưởng Đính dạo
một bài nhạc mẫu giáo. Đúng là bài nhạc cho trẻ mẫu giáo. Nhạc nổi lên,
anh Nam, với cái dáng đồ sộ, chân đi vòng vèo, hai cánh tay to và săn gân
lại vẫy vẫy nhịp nhàng, rồi cất lời ca nheo nhéo :
Một con vịt xòe ra hai cái cánh
Nó kêu rằng : « Vít ! Vít ! Vít !... »
Cả nhóm thủy thủ ôm nhau bò ra mà cười. Thợ máy Nam chẳng hề
nhếch mép, mà cứ vậy múa may và hát kỳ hết bài. Hát xong, anh Nam
nhoài bò toài lên bạn bè cũng cười nức lên từng hồi.
Ba ngày trên biển, con tàu của thuyền trưởng Đính bắt đầu rẽ chếch về
phía trái. Từ xa mù, Hạnh đã nhìn thấy lờ mờ trong những con sóng xanh
đậm một chấm nhỏ giữa biển khơi. Như là một niềm vui cặp bến, chân vịt
con tàu khua nước ào ào, tung lên đám bọt trắng xóa.
Đảo không có dân ở, mà chỉ có một đơn vị chiến sĩ bảo vệ. Đảo trưởng
và các chiến sĩ đón tàu thuyền trưởng Đính thật hồ hởi. Ở nơi heo hút giữa
biển, mỗi chuyến tàu ra đảo mang lại cho đơn vị bảo vệ đảo biết bao niềm
vui, từ những phong thư tín nhà đến những thực phẩm, quần áo ở hậu
phương.
Đảo trưởng Trân gặp anh Thành là gắn bó tri kỷ ngay. Anh Trân đi chiến
đấu từ một làng quê Thái Bình. Người bố có mảnh vườn cây thuốc rất
phong phú, nên từ nhỏ anh đã thuộc lòng các dược liệu chữa bệnh. Đảo
trưởng Trân ôm lấy vai anh Thành :
- Ông ở đây, tôi sẽ dẫn ông đi khắp cái cơ ngơi của bọn tôi. Ông tha hồ
sưu tầm, nghiên cứu. Khối thứ lạ, ở đồng bằng đốt đuốc kiếm không nổi.
Miệng nói chân đi, anh Trân kéo anh Thành thăm thú đảo luôn. Thuyền
trưởng Đính cười :
- Cái ông Trân không có gì để được trong bụng lâu. Việc gì cũng táo
tác làm sốt sồn sột. Thôi, Hạnh đi với anh. Bây giờ đến lúc anh thực hiện