thế võ. Lớn như cậu Hạnh đây thì thập bát ban võ nghệ đã phải nắm được
rồi đó.
Hạnh ngồi cạnh Thêu chờ tiếp thêm mấy món tôm, cá cho bữa tiệc,
nghe bác Tám nói đến mình, vội thưa :
- Bữa cháu gặp bác Tám trên Trường Sơn, chảo đâu biết bác giỏi võ
như bây giờ.
Ông già Tám Ngớt cười khà khà:
- Bữa đó bác bị đau dạ dày. Trước đó, tưởng chết bỏ xác rồi.
Anh Tư Quyền ngạc nhiên :
- Bác gặp cao thủ sao ?
- Không. Mà cũng là đối thủ thiệt. Chú coi đây…
Ông già bán thuốc lần khuy ngực rồi cởi banh áo :
- Kỷ niệm trên núi đó. Chú có biết vết thương gì không ?
Không đợi Tư Quyền trả lời, bác Tám kể tiếp :
- Hai vết móng cọp đó. Nếu không có thuốc quý, bác đã tử thương
rồi.
Bác Thiết nâng ly rượu lên :
- Mời bác uống đã, xong rồi kề cho bọn tui nghe.
Ông già Tám Ngớt đón cái ly tợp một hơi, rồi trần tình:
- Bữa đó, tôi một mình một túi vải và con dao phát cây, vào núi kiếm
thuốc. Người dân tộc ở đó cho là kỳ, can ngăn hết lời. Vùng này đang có
cọp dữ. Họ bảo từ hôm phường săn bắn tên độc làm nó bị thương thối mất
nửa bàn chân, nó chỉ còn hai móng, đi khập khiễng. Con cọp trở nên hung
dữ, đêm nào về làng cũng tha lợn, tha người đi biệt tích. Nghe nói có đến
bốn chục người bị cọp vồ. Nó trả thù mà! Giống hổ, giống cọp trên rừng
khi đã trả thù thì dai dẳng hết chỗ nói.
Vậy mà tôi đâu có ớn. Cái máu giang hồ và ỷ vào đôi chút võ nghệ, tôi
cứ vào núi. Cũng là muốn dịp này thử chọi nhau với cọp dữ. Đi cả buổi, hái
đầy túi thuốc, mà chẳng thấy cọp đâu. Đến lúc ngồi xuống một gốc cây