Ở NƠI BIỂN CẢ - Trang 30

khác. Cụ chủ thuyền nhấp một hớp rượu, khà lên một tiếng, rồi mới thong
thả:

- Cháu không biết là phải. Vỏ con bào ngư còn có tên là «Cửu

khổng» đấy. Quý lắm! Cửu khổng là chín lỗ thông khoang áo với môi
trường nước bao quanh, đó là chỗ để không khí ra vào cho con bào ngư thở,
tròn nhỏ xíu như chín ô cửa sổ. Ruột bào ngư thì giá trị rồi. Một cân ruột
bào ngư xuất khẩu lên tới hàng nghìn đồng. Nhưng vỏ bào ngư thì lại làm
thuốc sáng mắt. Các cụ ngày xưa gọi nó là thạch quyết minh, nghĩa là chất
đá làm sáng mắt. Nghe nói, có nhiều thầy thuốc dùng vỏ bào ngư dưới dạng
bột hoặc sắc uống làm thuốc chữa thị lực kém.
Anh Thành cũng cầm một chiếc vỏ lên, tấm tắc:
- Kỳ lạ thật! Ở biển nước mình, cái gì cũng có ích, cũng quý. Ở đất liền
ra, lần đầu tiên cháu được bữa rượu nhắm bào ngư ngon đến thế!
Cụ chủ thuyền đang vui chuyện. Cụ gắp thịt một con bào ngư cho Hạnh,
giục:

- Cháu ăn đi. Cốc Ri được thưởng thức cái món này nhiều rồi.

Anh Thành bảo sao? Ờ, đúng là lạ. Tôi cũng thấy vậy. Con bào ngư quanh
năm nằm ở đáy sâu, dưới những vỉa đá soai soải, ăn thì toàn rong rêu, mà
thịt lại trắng như gà tơ, có lẽ còn đậm đà hơn ấy chứ!

Cụ chủ thuyền nói chẳng ngoa chút nào. Miếng thịt bào ngư thật

thơm, thật giòn. Cô bé Cốc Ri thấy Hạnh có vẻ thích thú với món ăn mới
lạ, nên liên tục bóc vỏ đưa cho Hạnh ruột những con bào ngư trắng ngồn
ngộn. Cốc Ri để riêng một vốc vỏ bào ngư đẹp nhất, đủ màu sắc lóng lánh
sang bên cạnh mình, thì thầm vào tai Hạnh:

- Em để dành cho anh những chiếc vỏ đẹp nhất, anh mang về nhà

cho bọn cái Lan nhé. Còn nhiều vỏ ốc đẹp nữa. Em chỉ sợ anh mang nặng.
Chắc cái Lan thích lắm.
Cốc Ri có lần nghe Hạnh kể «cái Lan, em Hạnh, giống Cốc Ri như đúc
về… mồm mép tép nhảy», Cốc Ri không tự ái, không giận dỗi, lại tỏ ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.