đi một đoạn, rồi lại bay lại. Cứ như vậy có đến gần chục lượt. Ông chưa
hiểu nó muốn gì. Sao cốc cứ lặp đi lặp lại cái việc bay lên bay xuống đó,
mà chỉ bay một đoạn ngắn, về một phía? Có lẽ nó muốn báo cho ông điều
gì chăng? Ông chèo thuyền theo hướng con chim, thì nó mới chịu đậu trên
khoang thuyền. Thuyền đi mãi, dễ chừng đến ba cây số, ông neo lại, thì con
cốc lại bay lên bay xuống như vậy. Ông lại cho thuyền chạy tiếp. Đến tận
trưa thì thuyền của ông theo con cốc đậu sát một con thuyền nhỏ. Con chim
sà ngay xuống con thuyền lạ, đậu xuống và hót lên một hồi.
Cháu có thể tưởng tượng được không, cái đầu tiên ông nhìn thấy ở
chỗ cốc đậu là bức hoành phi «Hữu thổ vọng gia» của ông. Tay chủ thuyền
trông cao kều, lại gầy nhom, ngồi ủ rũ như cò bợ gặp mưa. Nhìn thấy ông
- lúc đó ông còn trẻ mà, da săn dỏ, cánh tay cuồn cuộn bắp thịt - anh
chàng cò bợ hốt hoảng, mặt tái xanh tái xám. Ông nhìn, đâm thương hại.
Con thuyền của anh ta cũng rách mướp, có lẽ còn tã hơn cả của ông. Anh
chàng cò bợ đó thoạt trông thấy ông, vội quỳ sụp xuống sàn thuyền, van
xin:
- Em lạy bác! Bác tha tội cho em. Em trót dại…
Rồi anh chàng cò bợ nâng bức hoành phi lên ngang mặt, cung kính trả lại
ông. Ông bảo anh ta sang thuyền mình, lặng lẽ vét bị, cho anh ta mấy bơ
gạo. Ông từ tốn khuyên:
- Người áo rách với nhau mà anh lại lấy của tôi. Thiếu thì ta san
sẻ co cho nhau, nhưng phải sống trong sạch, anh bạn ạ!
Cốc Ri nhoẻn cười:
- Anh ấy tên là gì, hả ông?
- Ai? Anh chàng cò bợ ấy hả? Tên là Mẩy. Người ta nói hạt thóc
mẩy là thóc to, nhưng anh ta lại lép kẹp như cây sậy.
Sau cái đợt làm quen ấy, anh ta theo ông đi làm đi ăn như hai anh em ruột.
Anh ấy hóa ra người tốt, chỉ phải cái khó bó cái khôn, đâm liều. Nhưng đi
biển với ông, anh chàng cò bợ bỏ hẳn cái nghề chú chích, sống trong sạch