Ở QUÁN CÀ PHÊ TUỔI TRẺ LẠC LỐI - Trang 12

nhau một lúc lâu mà tán chuyện về Le Condé. Chồng bà, một người
Algérie, đã mua lại cơ ngơi hồi sau chiến tranh. Bà còn nhớ tên tất cả
chúng tôi. Bà thường tự hỏi chúng tôi ra sao rồi, nhưng bà không
mấy khi tự tạo ảo tưởng cho mình. Bà đã biết, ngay từ đầu, rằng mọi
chuyện rồi sẽ xoay chuyển tệ hại với chúng tôi. Những con chó lạc

[3]

, bà bảo tôi thế. Và lúc chia tay nhau trước hiệu bán thuốc trên

quảng trường Blanche, bà dõi thẳng vào mắt tôi mà nói: “Tôi ấy mà,
người tôi thích nhất là Louki.”


[1] Tên các tập thơ rất nổi tiếng, của Lautréamont, Rimbaud và Maurice

Blanchard.

[2] Nhan đề cuốn sách này, Dans le café de la jeunesse perdue, rút từ

một bộ phim khởi chiếu năm 1981 của triết gia Guy Debord (yếu nhân của
phong trào “Quốc tế Tinh thế chủ nghĩa” - Internationale Situationniste),
khá mơ hồ vì cùng một lúc tính từ “perd được hiểu theo hai nghĩa: “đã
mất” và “lạc đường”. Tuy nghĩa thứ hai được chọn cho nhan đề tiếng Việt
vì đúng với tinh thần cuốn sách hơn, nhưng độc giả cũng cần lưu ý rằng
tác phẩm đậm màu tiếc nuối quá vãng.

[3] Ở đây tác giả cũng dùng tính từ “perdu” như ở nhan đề. “Chó”

cũng là một chi tiết quan trọng, gợi nhớ đến tác phẩm Un Pedigree của
Modiano, xuất bản không lâu trước cuốn sách này; trong đó Modiano viết
rất nhiều về cuộc đời mình và tự coi mình như một “con chó”.

Khi ở bàn của Tarzan, Fred và La Houpa, nàng có uống nhiều như

họ không, hay nàng chỉ làm ra vẻ mình có uống, cốt để họ không
phật ý? Dù có thế nào thì nàng cũng kiên cường trụ vững trước
rượu, với dáng người thật thẳng, những cử chỉ chậm rãi và duyên
dáng, nụ cười lãng đãng mơ hồ. Ở quầy thì dễ uống bịp hơn. Bạn chỉ
cần tận dụng giây lát thiếu chú ý của đám bạn bè say khướt mà đổ
cốc rượu của mình xuống bồn rửa. Nhưng ở đó, tại một cái bàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.