chịu. Ngồi cạnh nhau trên cái trường kỷ, chúng tôi như đang ở trong
phòng chờ của một nha sĩ hoặc một bác sĩ. Những bức tường màu
trắng và trống trơn. Một bức tranh chân dung phụ nữ treo phía trên
cái trường kỷ. Thiếu điều thì tôi đã vớ lấy một tờ tạp chí đặt trên cái
bàn thấp. Một cảm giác trống rỗng xâm chiếm tôi. Tôi phải nói rằng
kể từ khoảnh khắc ấy tôi cảm nhận được sự vắng mặt của Jacqueline
Choureau nhũ danh Delanque rõ đến nỗi tôi thấy nó là chung quyết
rồi. Nhưng không được phép bi quan ngay từ lúc khởi đầu. Và rồi,
cái phòng khách này chẳng biết có tạo cùng cảm giác trống rỗng như
thế khi người phụ nữ ấy hiện diện hay không? Họ ăn tối ở đây? Thế
thì, hẳn là phải ăn trên một cái bàn chơi bài bridge, xong rồi thì gập
lại và cất đi. Tôi muốn biết có phải là cô ta đùng đùng bỏ đi, để lại
vài thứ đồ đạc. Không. Cô ta đã mang theo quần áo và vài quyển
sách mà Guy de Vere cho cô ta mượn, tất tật đựng trong một cái va li
da màu đỏ sẫm. Ở nơi đây không còn lại dấu vết nào của cô ta hết.
Ngay cả những bức ảnh có cô ta - những bức ảnh chụp lúc đi nghỉ
hiếm hoi - cũng đã biến mất. Tối đến, một mình trong căn hộ, hắn tự
hỏi mình có từng bao giờ cưới cái cô Jacqueline Delanque đó hay
không. Bằng chứng duy nhất cho thấy toàn bộ chuyện ấy không
phải một giấc mơ là quyển sổ hộ tịch
[11]
mà người ta trao cho họ
sau đám cưới. Sổ hộ tịch. Hắn nhắc đi nhắc lại mấy từ đó, như thể
không còn hiểu nổi nghĩa của chúng nữa.
[11] Đây là một đối tượng được Patrick Modiano đặc biệt quan tâm, trở
thành đề tài cho một tác phẩm của ông.
Đi xem các phòng khác của căn hộ chẳng giúp ích gì cho tôi.
Những căn phòng trống. Những tủ tường trống. Và sự im lặng, chỉ
thoáng chốc bị khuấy động bởi một chiếc ô tô chạy ngang qua trên
đại lộ Bre eville. Hẳn các buổi tối phải dài lắm.
“Cô ấy có mang theo chìa khóa nhà không?”