tiền và một chiếc ô tô mà lúc nào anh cũng đỗ trước quán Le Canter.
Anh sống ở khách sạn và thường xuyên sang Bỉ.
Những lỗ hổng tối đen. Và rồi các chi tiết cứ nhảy xổ vào ký ức
tôi, những chi tiết cụ thể nhưng chẳng nghĩa lý gì. Anh sống ở khách
sạn và thường xuyên sang Bỉ. Tối hôm trước, tôi nhắc lại cái câu ngu
ngốc đó như điệp khúc một điệu hát ru mà người ta lẩm bẩm trong
bóng tối để tự trấn an. Thế tại sao Mocellini lại gọi Jeanne e là Đầu
Lâu? Các chi tiết che giấu các chi tiết khác nặng nề hơn rất nhiều. Tôi
nhớ đến cái buổi chiều, vài năm sau đó, khi Jeanne e đến gặp tôi ở
Neuilly. Đó là quãng mười lăm ngày sau khi tôi cưới Jean-Pierre
Choureau. Tôi chưa từng bao giờ gọi được anh ta bằng cái tên nào
khác ngoài Jean-Pierre Choureau, hẳn là bởi anh ta hơn tuổi tôi và
chính anh ta xưng hô trịnh trọng với tôi. Cô nhấn chuông ba lần,
đúng như tôi đã đề nghị. Trong thoáng chốc, tôi đã không muốn đáp
lại cô, nhưng làm thế thì thật là ngẫn, cô biết số điện thoại và địa chỉ
của tôi. Cô bước vào, luồn mình qua khe cửa mở hé, tưởng chừng
như cô đang lén lút lọt vào căn hộ để đánh cắp đồ. Trong phòng
khách, cô nhìn quanh, ngắm những bức tường trắng, cái bàn thấp,
chồng tạp chí, ngọn đèn có chụp đỏ, bức chân dung mẹ Jean-Pierre
Choureau treo phía trên trường kỷ. Cô không nói gì. Cô gật đầu. Cô
nằng nặc muốn đi thăm nhà. Cô có vẻ ngạc nhiên vì Jean-Piene
Choureau và tôi ngủ riêng. Trong ngủ của tôi, chúng tôi nằm dài ra
trên giường.
“Thế nào, anh ta là con nhà phải không?” Jeanne e hỏi tôi. Và cô
phá lên cười.
Tôi đã không gặp lại cô kể từ hồi ở khách sạn trên phố Armaillé.
Tiếng cười của cô làm tôi thấy khó ở. Tôi ngại cô sẽ kéo mình quay
ngược thời gian, về cái thời quán Le Canter. Thế nhưng, hồi năm
ngoái khi tới phố Armaillé thăm tôi, cô tuyên bố mình đã cắt đứt
quan hệ với những người khác.