trước viễn cảnh phải quay về Neuilly, cô lại mơ hồ cảm thấy nản
lòng. Thế là kể từ nay cô đã bị kết án phải luôn luôn đi tuyến tàu
điện ngầm đó. Đổi đường ở Étoile. Xuống ở Sablons...
Tôi cảm thấy bờ vai cô chạm vào vai tôi. Cô nói với tôi rằng sau
cái bữa tối gặp gỡ với Guy de Vere lần đầu tiên ấy ông đã mời cô
đến nghe ông giảng bài tại một gian phòng nhỏ gần Odéon. Hôm
đó, chủ đề là “Buổi trưa tối tăm” và “Ánh sáng xanh lục”. Ra khỏi
phòng, cô bước đi vô định trong khu phố. Cô trôi nổi trong làn ánh
sáng xanh lục và trong vắt mà Guy de Vere nói đến. Năm giờ chiều.
Trên đại lộ rất nhộn nhịp và, ở giao lộ Odéon, người ta xô đẩy cô vì
cô đi ngược chiềuà không muốn cùng họ bước xuống các bậc cầu
thang của bến tàu điện ngầm. Một phố vắng hoe thoai thoải dẫn lên
phía vườn Luxembourg. Và ở đó, ngay giữa dốc, cô bước vào một
quán cà phê nằm tại góc một tòa nhà: Le Condé. “Anh có biết quán
Le Condé không?” Đột nhiên cô chuyển qua xưnghô thân mật với
tôi. Không, tôi không biết quán Le Condé. Nói thật lòng, tôi không
thích cái khu Écoles ấy. Nó gợi tôi nhớ đến tuổi thơ tôi, ký túc xá
một trường trung học từng đuổi cổ tôi và một quán ăn sinh viên đại
học bên phố Dauphine, nơi tôi buộc phải đến với một tấm thẻ sinh
viên giả. Tôi chết mất vì đói. Kể từ đó, cô thường xuyên trú mình ở
quán Le Condé. Cô nhanh chóng làm quen với phần lớn khách quen,
đặc biệt là hai nhà văn: một người tên Maurice Raphaël, và Arthur
Adamov. Tôi từng nghe nói đến họ chưa? Rồi. Tôi biết Adamov là ai.
Thậm chí tôi từng nhìn thấy ông, nhiều lần, ở gần Saint-Julien-le-
Pauvre. Một cái nhìn lo lắng. Thậm chí tôi còn có thể nói: hoảng sợ.
Ông đi xăng đan, chân không tất. Cô chưa từng đọc cuốn sách nào
của Adamov. Tại quán Le Condé, thỉnh thoảng ông nhờ cô đưa ông
về khách sạn của mình, vì ông sợ phải đi bộ một mình vào ban đêm.
Kể từ khi cô hay đến Le Condé, người ta đã đặt cho cô một biệt
danh. Cô tên Jacqueline, nhưng họ gọi cô là Louki. Nếu tôi muốn, cô
sẽ giới thiệu Adamov và những người khác cho tôi. Và cả Jimmy