Mọi người sẽ không thay đổi cho đến khi họ nhận thức được sự thay đổi đó
sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn so với việc duy trì mãi cái cũ. Đôi khi,
người làm lãnh đạo không nhận ra rằng nhân viên của họ sẽ luôn cân nhắc
vấn đề thuận lợi hay bất lợi trên phương diện được/mất của cá nhân, chứ
không phải của tổ chức.
MỌI NGƯỜI QUÁ THỎA MÃN VỚI NHỮNG GÌ ĐANG CÓ
Câu chuyện dưới đây cho thấy có nhiều tổ chức hay cá nhân sẵn sàng lựa
chọn cái chết trước khi chọn sự thay đổi.
Vào những năm 1940, đồng hồ Thụy Sỹ có chất lượng và uy tín nhất thế
giới. Chính vì vậy, có tới 80% số đồng hồ trên thị trường được sản xuất ở
Thụy Sỹ. Đến cuối thập niên 1950, ý tưởng về đồng hồ điện tử được giới
thiệu với những nhà lãnh đạo Công ty Đồng hồ Thụy Sỹ. Nhưng ý tưởng
mới này đã bị từ chối vì các nhà lãnh đạo cho rằng họ đã có đồng hồ và
những nhà sản xuất đồng hồ tốt nhất. Sau đó, ý tưởng về đồng hồ điện tử
được bán cho Seiko.
Năm 1940, các công ty sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ có 80 nghìn công nhân.
Ngày nay, số công nhân của họ chỉ còn 18 nghìn người. Năm 1940, 80% số
đồng hồ được bán ra trên thế giới sản xuất ở Thụy Sỹ. Ngày nay, con số đó
thuộc về các đồng hồ điện tử. Câu chuyện này minh hoạ những gì xảy ra đối
với nhiều tổ chức và nhiều cá nhân: họ thà lựa chọn cái chết chứ không chịu
thay đổi.
THAY ĐỔI SẼ KHÔNG XẢY RA
VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ SUY NGHĨ TIÊU CỰC
Bất luận tình hình hiện tại như thế nào, người có suy nghĩ tiêu cực sẽ không
tìm thấy một sự hứa hẹn nào trong tương lai. Trên bia mộ của những người