PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG - Trang 12

Lee cầu xin ông Adam: “Ông Adam, xin ông hãy tha thứ cho Cal. Đừng

để nó cô độc vì mặc cảm tội lỗi... Xin ông hãy giúp nó. Hãy cho nó một cơ
hội. Hãy giải tỏa mặc cảm cho nó. Nhờ đó nó sẽ vượt được mọi thử thách,
hãy giải thoát cho nó. Hãy tha thứ cho nó.”

Đó là mấu chốt của vấn đề. Nhà văn bày tỏ một quan niệm sống rất nhân

đạo, một chủ nghĩa nhân đạo không phải trên lý thuyết xa vời, đẹp thì có
đẹp nhưng vô ích vì không thể vươn tới được, mà một chủnghĩa nhân
đạothực tiễn, nói là thực đụng cũng được, phù hợp với kích thước, hoàn
cảnh của con người.

Phía đông vườn địa đànglà câu truyện của những người Mỹ, khoảng

những năm từ nửa cuối thế kỉ trước đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tác giả cho nó diễn ra ở chính quê hương mình. Tiểu thuyết được xuất bản
năm 1952. Có thể là nhà văn đã thai nghén nó trong thời kì chiến tranh thế
giới lần thứ hai. Phải chăng cuộc “người tàn sát người” khủng khiếp ấy đã
làm cho Steinbeck băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về bản chất của con
người và cố tìm ra lời đáp. Phía đông vườn Địa đàng, đây là cuốn truyện
vềcon người. Nhận vật trung tâm mang cái tên Adam, con người đầu tiên
của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo
hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống,
nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hóa. Niềm tin ấy phải là cái cây
đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá,
biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt.

Trong phong trào đổi mới của ta hiện nayPhía đông vườn Địa đànglà

cuốn sách nên đọc.

9-1988

Tác giả và tác phẩm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.