PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ - Trang 152

Chỉ còn bốn ngày nữa. Tôi phải đi thăm mẹ Kemơrich mới được.

Không tài nào mô tả nổi cái cảnh ấy: bà cụ run rẩy và nức nở, vừa lay tôi

vừa kêu gào: "Tại sao cháu sống mà nó lại chết... " Để nước mắt chan hòa
lên cả người tôi, bà cụ nói: "Tại sao những đứa trẻ như chúng mày mà lại
phải ra đấy... " Bà cụ ngồi phịch xuống một cái ghế và khóc: "Cháu có nhìn
thấy nó không... Lúc ấy cháu có nhìn thấy nó không... Nó chết ra làm sao. "
Tôi trả lời là nó đã bị một viên đạn trúng tim và chết ngay tức khắc. Bà cụ
nhìn tôi có vẻ ngờ vực.

- Cháu nói dối, bác biết không phải thế đâu, trong thâm tâm bác cảm

thấy là nó chết khổ chết sở lắm mà. Bác nghe thấy tiếng nó kêu mà, ban
đêm bác mơ thấy nó trăn trở dẫy duạ mà. Cháu nói thật cho bác biết đi, bác
muốn biết, bác cần phải biết mà.

- Không bác ạ, - tôi nói, - Cháu ở bên nó, nó chết ngay lập tức, thật đấy.

Bà cụ khe khẽ van vỉ tôi:

- Nói cho bác biết đi. Cần phải nói. Bác biết cháu muốn an ủi bác thôi.

Nhưng cháu không thấy rằng cháu làm bác khổ hơn là cứ nói thật hay sao...
Bác không thể nào chịu được cái nỗi phấp phỏng như thế này đâu. Nói cho
bác biết đầu đuôi như thế nào, dù kinh khủng đến mấy cũng được. Như vậy
còn hơn là để bác nghĩ vơ nghĩ vẩn. Không bao giờ tôi kể cho bà cụ nghe
câu chuyện đã xảy ra đâu. Thà rằng bà cụ xả tôi ra làm trăm mảnh đi nữa.
Tôi thương bà cụ, nhưng thấy bà cụ cũng hơi ngớ ngẩn. Đáng lẽ cụ nên
thỏa mãn với những lời tôi nói mới phải, vì dù bà cụ biết hay không biết sự
thực, Kemơrich cũng không phải vì thế mà sống lại được. Khi đã nhìn thấy
quá nhiều người chết, người ta không thể hiểu nổi sự đau thương quá đỗi
như vậy đối riêng với một người. Cho nên tôi nói với bà cụ, giọng hơi sốt
ruột:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.