Tôi đặt nhiệt kế vào nách nhưng để lộn ngược và nghiêng về một phía,
rồi tôi lấy ngón tay chà xát mãi vào nó. Sau đó tôi lắc lắc phía trên. Thế là
được 37, 9.
Nhưng cũng vẫn chưa đủ. Một que diêm để gần một cách khéo léo là có
ngay 38, 7.
Khi cô y tá trở lại, tôi thở mạnh, tôi nấc lên từng hồi, tôi nhìn cô ta trừng
trừng, tôi trằn trọc dữ dội và nói thều thào: "Không chịu được nữa rồi"... Cô
ta ghi tên tôi vào một tờ giấy. Tôi biết chắc chắn nếu không cần thiết,
không khi nào người ta tháo chỗ băng bó của tôi ra đâu.
Thế là Anbe và tôi, cả hai đứa cùng được khiêng xuống.
Chúng tôi nằm trong một nhà thương đạo, cùng phòng với nhau. Thật là
tốt số, vì các nhà thương đạo nổi tiếng về thuốc men cẩn thận và ăn uống tử
tế.
Chuyến tàu của chúng tôi xếp người vào đầy các phòng; trong bọn chúng
tôi, có nhiều người bị nặng.
Người ta không thăm bệnh chúng tôi ngay hôm ấy, vì số thầy thuốc quá
ít Trong hành lang, những chiếc xe mặt phẳng bánh cao su đi di lại lại
không ngừng, bao giờ cũng có người ở trong. Nằm dài ra như vậy thật là
khó chịu, chỉ trừ khi người ta ngủ thiếp đi thì không kể.
Bàn đêm rất huyên náo. Chẳng ai ngủ được. Gần sáng, chúng tôi mới
chợp mắt nổi một lúc. Tôi thức dậy lúc trời sáng. Của để ngỏ và tôi nghe
thấy những tiếng người từ hành lang đưa vào. Mọi người cũng dậy cả. Một
người trong bọn đã đến đây được mấy ngày giảng cho chúng tôi nghe: " Ở
trên gác này, sáng sáng, các bà xơ cầu kinh. Các bà ấy gọi là buồi cầu kinh
sáng. Các bà ấy để cửa mở như vậy là cốt cho các cậu cũng được hưởng
phần đấy".