Buổi chiều hôm ấy, chúng tôi tập chào quân sự trong một giờ đồng hồ,
chỉ vì Jađơn đã chào một cấp chỉ huy uể oải quá. Cát chỉ nghĩ về chuyện ấy,
anh ta nói: "Rồi cậu xem, chúng ta sẽ thua trận chỉ vì chào kỹ quá thôi! "
Cốp bước lại, chân đi không, quần xắn móng lợn.
Nó phơi đôi bít tất vừa giặt trên bãi cỏ. Cát nhìn trời, đánh một cái rắm
thật lực, rồi nói bằng một giọng kiểu cách: "Bất kỳ hạt đậu nào, dù bé tẹo,
cũng phát ra tí chút âm nhạc chứ! " Cốp và Cát bắt đầu tranh cãi với nhau.
Đồng thời, hai người đánh cuộc một chai bia về trận không chiến đang diễn
ra trên đầu chúng tôi. Cát không chịu bỏ ý kiến của mình, với tư cách là
lính cựu trào: anh ta cố phát biểu cho thành thơ: "Nếu cùng hướng cùng
chén như nhau ". Chiến tranh đã hết từ lâu còn gì. Còn Cốp thì lại là một
nhà tư tưởng. Nó muốn nói rằng mỗi lần tuyên chiến sẽ là một thứ hội hè
của dân chúng: “có giấy vào cửa, có âm nhạc cẩn thận”, như trong những
cuộc thi đấu bò mộng ấy. Rồi trên đấu trường. các ngài bộ trưởng và các vị
tướng của hai nước, sẽ mặc quần đùi tắm và vũ trang bằng dùi cui, cứ việc
xông vào mà nện nhau. Vị nào còn đứng vững được đến phút cuối cùng thì
nước của vị ấy sẽ thắng trận. Lời đề nghị ấy được hoan nghênh và câu
chuyện chuyển sang việc tập lính ở doanh trại.
Một hình ảnh hiện ra trong óc tôi. Mặt trời giữa trưa chiếu hầm hập trên
sân trại lính. Cái nóng kinh người đè trĩu không gian im lặng. Các ngôi nhà
im lìm như chết. Mọi vật đều ngủ. Người ta chỉ nghe thấy tiếng trống tập
đánh. Họ ngồi ở quanh đâu đấy và tập đánh một cách vụng về, đều đều,
ngớ ngẩn. Ca một sự hài hòa: cái nắng giữa trưa, cái sân trại lính và buổi
tập đánh trống.
Những của sổ doanh trại đều trống hốc và tối om, ở vài cửa sổ, có vắt
phơi mấy cái quần áo vải thô. Người ta nhìn vào bên trong có vẻ thèm
thuồng. Những căn phòng thật là mát mẻ. Hỡi những căn phòng tối tăm có
mùi mốc, với những giát giường bằng sắt, những tấm đệm vải kẻ ô vuông,
những cái tủ đúng quy cách và những chiếc ghế đấu để trước mặt! Chính