PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 37

8. Nếu lưỡi cuốn rút lại và giái teo là không trị được.

9. Lưỡi cứng không lay động, không nói được là nguy.

10. Lưỡi nổi bợn trắng từng mảng như bông tuyết, đó là tạng tỳ lạnh và bế tắc, khó trị.

11. Nếu uống Huỳnh Cầm, Huỳnh Liên mà hiện tượng lưỡi hình chữ nhân, là không trị được.

Những điều đã nêu trên chẳng qua là yếu điểm, đều là người xưa trong lâm chứng kinh nghiệm mà tìm
được. Và cũng là phản ứng trong cơ thể con người khi tạng phủ có bệnh. Cho nên pháp “Quan hình sát
sắc”, xem tinh thần và bợn lưỡi hợp nhau để bù đắp lẫn nhau thật có quan hệ trên việc chẩn đoán.

II. VĂN CHẨN

Văn chẩn tức là phép nghe. Tây y ngày nay thường dùng ống nghe để khám. Nghe tiếng đập của tim để
quyết định bệnh nặng nhẹ vậy. Nội Kinh có nói: “Cung, thương, giốc, chủy, vũ là 5 âm. Nạt, cười, ca,
khóc, rên là 5 thinh”, Nội Kinh dùng 5 thinh, 5 âm để quan sát sự biến động của 5 tạng. Theo đây xin
tuần tự nêu ra:

1. ÂM CUNG: Lớn mà hòa, lưỡi ở quãng giữa, thinh của nó là ca. Nếu Âm Cung loạn là bệnh ở Tỳ.

2. ÂM THƯƠNG: Nhẹ mà cứng, miệng phải mở to, thinh nó là khóc. Âm Thương mà loạn là bệnh ở
Phổi.

3. ÂM GIỐC: Điều hòa mà thẳng, lưỡi phải rút về đằng sau, thinh của nó là nạt. Âm Giốc loạn là bệnh
ở Gan.

4. ÂM CHỦY: Hòa mà dài, chót lưỡi đụng răng, thinh của nó là cười. Âm Chủy mà loạn là bệnh ở
Tim.

5. ÂM VŨ: Chìm mà sâu, môi hướng về bên trên, thinh của nó là rên. Âm Vũ mà loạn là bệnh ở Thận.

Kế theo đây là những điều phải chú ý: tiếng hô hấp cùng với tiếng kêu đau, quát tháo, nói năng, ho hen,
ói mửa, nấc cụt, những thinh âm ấy đều chẳng như nhau. Ví như ho hen phân nửa đều quan hệ ở bộ hô
hấp, ói mửa phần nhiều quan hệ ở bộ tiêu hóa, nói năng đớ, khó phần nhiều do dây thần kinh lưỡi và
cuống họng bị tê dại, còn như nói xàm phần nhiều bởi hệ thống thần kinh. Bao nhiêu điều đã kể trên
đều là nhân phép chẩn đoán có hệ thống phạm vi học thuyết. Đó là lý do mà người xưa đối với văn
chẩn rất là chú trọng. Nếu đem so sánh với phương pháp thuần dùng ống nghe thì đàng này càng tinh
mật hơn. Đó là sự kinh nghiệm chất chứa nhiều đời trong việc khám bệnh của Trung y. Nếu chúng ta
vận dụng cả dụng cụ khoa học hợp với sở đắc kinh nghiệm của ta cho được dung thông, thì chúng ta sẽ
được một màu sắc kiện toàn trên pháp chẩn đoán vậy.

III. VẤN CHẨN

Vấn chẩn là phép hỏi bệnh để khám phá. Tôn Sư Mạo nói: “Khi chưa khám phá phải hỏi trước”. Tất
cả những gì mà bệnh nhân biết được, đều phải hỏi phăng ra cả. Thí dụ như: Phụ nữ phải hỏi kinh kỳ, và
chứng đã qua, hiện tại, dòng họ, chức nghiệp, thể chất, hoàn cảnh gia đình cùng bao nhiêu cái khác
nữa.

VI. XÚC CHẨN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.