PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 39

cũng là hiện tượng tốt đối với Trung y, nhưng phải cần nhận chơn và vận dụng nó cho đúng chỗ.

Lời bàn của dịch giả

Bảo rằng: “Khi thấy có triệu chứng lạ, người bệnh nên sớm đến Lương y chuyên môn để khám”. Nơi
đây tâm của tác giả thật rất thiết tha, nhưng… nếu là thầy thuốc trĩ, thì hầu hết bệnh nhân đều có thể trở
thành bệnh trĩ, cũng như ở phòng chiếu điện hầu hết bệnh nhân đều có thể trở thành bệnh phổi v.v…
Biết đâu Lương y chuyên môn bệnh Ung Thư cũng rất khó tránh khỏi biến tất cả bệnh nhân đều trở
thành bệnh Ung Thư?!

Người ta nói: “Thầy thuốc là con đẻ của bệnh nhân”, nhưng biết đâu bệnh nhân lại cũng không phải là
miếng thịt mỡ để cho thầy thuốc thắng?!

Tâm với cảnh tuy hai mà một, cảnh cùng tâm tuy một mà hai. Điều mà tác giả khuyên bệnh nhân thiệt là
đáng kính, nhưng lợi hay hại còn tùy thuộc ở nơi người. Ôi! Sự đời biết trách lỗi ở ai!

Trên kia vừa mở đầu bàn về cách khám là tác giả đã than: ở thời kỳ thứ nhất của bệnh Ung Thư nếu
không áp dụng phương pháp khoa học thì dù Trung y hay Tây y cũng đều cảm thấy khó khăn. Bốn
chữ“phương pháp khoa học” của tác giả nói đây không ngoài mục đích là phát giác sớm và được chính
xác như tác giả hằng mong muốn, hầu mong áp dụng phương pháp trị liệu mà tác giả đã tin tưởng, đó là
lý tưởng tác giả. Nhưng trên sự thực có vài câu chuyện bắt buộc kẻ dịch này phải nêu ra để giúp thêm
tài liệu thẩm xét cho độc giả như sau:

Một bà lão trên 70 tuổi mắc phải chứng Ung Thư ở cổ, trải qua thời gian lâu, lại bị y tá dùng
Péniciline tiêm vào chỗ đau làm cho mụt Ung Thư to đến nhìn thấy bề tròn của cổ gần bằng đầu. Nếu
nhắm mắt mà rờ cũng biết là bệnh Ung Thư. Thế mà khi vào bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ chuyên
môn về bệnh Ung Thư lại phải cho cắt thịt để thử thì mới chắc. Sau khi cắt thịt lại bảo 15 ngày trở lại
sẽ mổ. Về nhà được tuần lễ là bà qui tiên. Ôi! Phương pháp khoa học!

Vợ một ông bác sĩ Viện trưởng Viện Ung Thư bị bệnh Ung Thư ở cổ chân. Viện trưởng cũng là người
mắc bệnh Ung Thư gan mà qua đời. Bệnh của bà xảy ra từ khi còn trẻ. Bác sĩ Viện trưởng đã biết rõ là
bệnh Ung Thư và cũng đã từng cầu viện với tất cả bạn bè nhưng vẫn vô hiệu. Sau khi bác sĩ qua đời,
bệnh tình của bà cũng càng trầm trọng và bà cũng đã 70 tuổi.

Đến đây có một vị Trung y khám phá ra bệnh của bà bởi tập quán nhai trầu và ngồi sòng bạc làm mất
nhiều nước bọt, bí hơi, bí đại tiện và thức đêm mà phát sanh. Chỉ vì bà không ngừng tập quán nên
không được nhận chữa trị. Cuối cùng bà vào bệnh viện Bình Dân cưa chân rồi chết. Ôi! Phát giác sớm.

(Trên đây toàn là sự thật mười mươi chỉ vì không muốn dẫn giải vài dòng làm lạc hướng độc giả.
Mong độc giả để ý).

Hai vị Lương y, một chuyên về giác quan và trực giác, một lại dựa hẳn vào tất cả dụng cụ máy móc, cả
hai đều đến chỗ siêu việt, nhưng rủi một khi lâm vào cảnh tay không thì vị Lương y máy móc dù muốn
dù không cũng phải cảm thấy cùng đường. Thế mới biết cái gì ráp từ ngoài vào tuy có giá trị hấp dẫn
đặc biệt của nó thật, nhưng đến chỗ sở đoản thật không ngờ. Lời tục nói: “Hễ máy thì móc”, thật rất có
phần có lý.

Tác giả luôn luôn cổ xúy đề cao quốc túy nhưng tác giả cũng rất thích thú phương tiện dụng cụ vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.