• Chi phí cho những nhân viên không gắn bó lâu dài với công ty của
Singapore là 4,9 tỉ đô la;
• 20% lao động Australia hoàn toàn không gắn bó với công viêc và vì thế,
nền kinh tế phải chi ra một khoản ước tính là 31,5 tỉ đô la mỗi năm. Một
cuộc khảo sát 1.500 lao động Australia cho thấy chỉ có 18% là gắn bó với
công việc và nhờ vậy, mang đến cho các nhân viên hiệu suất làm việc cao,
lợi nhuận và dịch vụ khách hàng;
• Ở châu Âu, phần trăm số nhân viên không gắn bó với các công ty ít hơn
20%;
• Theo ghi nhận, tỷ lệ nhân viên gắn bó với công ty cao nhất là ở Brazil
(31%), ở Mexico (40%) và thấp nhất là ở châu Á;
Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức nghiên cứu kinh doanh Conference
Board chỉ ra rằng 53% lao động Mỹ không thấy vui vẻ khi làm việc. Tại
bảy nước (Anh, Mỹ, Thụy Điển, Netherland, Ấn Độ, Hồng Kông và
Australia), SHL, một tổ chức hàng đầu thế giới về cung cấp những kỹ thuật
đánh giá tinh thần, đã hỏi hàng trăm giám đốc về chi phí họ dành cho
“những người có biểu hiện yếu kém”. Nghiên cứu năm 2004 của SHL cho
thấy chi phí cho những nhân viên có biểu hiện yếu kém là khoảng 32 tỉ đô
la ở Anh. Nghiên cứu mới cho thấy biểu hiện yếu kém của nhân viên trên
thực tế có thể “lây lan” sang đồng nghiệp và ảnh hưởng đến tinh thần của
toàn công ty. Hãng Sirota Survey Intelligence chỉ ra rằng nhiều giám đốc
đã không nhận thấy rằng các nhân viên có biểu hiện yếu kém ảnh hưởng
khủng khiếp đến hoạt động của công ty. Hơn 34.330 nhân viên đã bỏ phiếu
cho nghiên cứu này, 33% các giám đốc và 43% các nhân viên không được
quản lý cho rằng công ty họ không quan tâm thích đáng đến những người
có biểu hiện yếu kém. Điều này đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực rất lớn lên
động cơ và năng suất làm việc. David Sirota, người đứng đầu hãng Sirota
Survey Intelligence đã nói: “Cần phải làm gì đó đối với những nhân viên bị