QUYỀN LỰC THỨ TƯ - Trang 134

“Nhưng anh vừa nói không dùng tiền mark cơ mà”.
“Đó là khi chúng tôi bán, còn lúc mua thì lại khác”.
“100.000 đó là đã trừ số tiền tôi phải trả anh rồi chứ?”
“Chưa”, tay thợ trả lời. Anh ta dừng lại, mỉm cười nói thêm: “Nhưng

chúng tôi sẽ tính cho ngài giá đổi cao hơn”.

“Đồ Quốc xã khốn nạn”.

***

Khi đang học năm thứ hai ở Oxford, các bạn của Keith ở CLB Lao

Động cứ ép anh phải ứng cử vào Ủy ban. Anh nhanh chóng hiểu ra rằng
mặc dù CLB có trên sáu trăm hội viên, nhưng chỉ những người có chân
trong Ủy ban mới được gặp các Bộ trưởng nội các khi họ tới thăm trường,
và họ mới là người có quyền thông qua các nghị quyết. Thậm chí họ còn
được quyền chọn những người dự đại hội đảng và có cơ hội tác động vào
chính sách của đảng.

Khi kết quả bầu cử được công bố, Keith ngạc nhiên thấy mình thắng cử

với khoảng cách phiếu rất lớn. Thứ Hai sau đó, anh dự cuộc họp Ủy ban
đầu tiên tại Cánh tay Thợ Xây. Anh ngồi im lặng, không tin vào những gì
đang diễn ra trước mắt. Tất cả những gì anh coi thường nhất về nước Anh
lại đang được Ủy ban này tái hiện. Họ cũng phản động, định kiến và khi đi
tới những quyết định thực sự thì trở nên cực kỳ bảo thủ. Nếu ai đó đưa ra
một ý tưởng mới, nó được thảo luận rất dài dòng và rồi nhanh chóng bị
lãng quên khi ủy ban bận xuống quầy rượu ăn uống. Keith đi đến kết luận
trở thành thành viên của ủy ban vẫn chưa đủ, nếu anh muốn những tư tưởng
cấp tiến của mình được thực hiện. Vào năm học cuối cùng, anh phải trở
thành Chủ tịch của CLB Lao Động. Khi anh nói về tham vọng này trong
một bức thư gửi cho cha, Hầu tước Graham viết trả lời rằng ông quan tâm
đến việc Keith có bằng đại học hơn, vì trở thành Chủ tịch CLB Lao Động
không quan trọng đối với người hy vọng thay thế ông làm chủ một nhóm
các báo lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.