thương hiệu của bạn cần phải được tuyệt đối nhất quán trong cách hành xử. Nếu
nó tùy tiện, khách hàng sẽ bối rối và chuyển sang phía khác.
Nguyên tắc số 9: Tạo ra đối thủ, chứ không phải đồng minh
Để xây dựng một thương hiệu mạnh, bạn cần đưa ra lý do để nó tồn tại và thuyết
minh tại sao nó xứng đáng tồn tại. Vì thề bạn cần tạo ra đối thủ cho mình. Khi bạn
có những đối thủ mạnh để đấu tranh, đối thủ đó sẽ cho thương hiệu của bạn những
nguyên cớ để nó được thế giới công nhận. Và đối thủ đó không nhất thiết là một
thương hiệu khác, mà có thể là bất cứ gì: từ tình trạng kẹt xe, đến ô nhiễm môi
trường hoặc sự đói nghèo chẳng hạn.
Nguyên tắc số 10: Biết rõ khi nào có thể thiết lập một thương hiệu thứ hai
Thương hiệu của bạn sẽ không thể đại diện cho tất cả. Khi có thời cơ để doanh
nghiệp của bạn có thể tham gia vào một loại hình mới, hãy thiết lập một thương
hiệu thứ hai thay vì mở rộng dòng sản phẩm ban đầu và làm mờ nhạt những gì mà
thương hiệu đầu này đã gắn kết được. Tuy nhiên, chỉ nên thiết lập một thương
hiệu mới khi thương hiệu hiện có của bạn đã là tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực
của nó. Nếu bạn đang chật vật để gia tăng doanh thu trong lĩnh vực mà bạn thông
thạo, đâu sẽ là cơ hội cho bạn trong lĩnh vực mà bạn chưa hiểu biết gì?
VÀ NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG NHẤT LÀ…
Nguyên tắc số 5 - Khác biệt hóa hoặc bán giá rẻ
Mục đích của bất cứ công tác xây dựng thương hiệu nào cũng là phát triển một thương
hiệu có sự khác biệt. Nếu bạn không có sự khác biệt, bạn sẽ khó có thể chuyển tải
thương hiệu của mình vào tâm trí của khách hàng.