nhân lực chất lượng cao và thậm chí là ngăn chặn được những động thái cạnh
tranh của các đối thủ khác. Nếu có thể làm được tất cả những điều đó thì cổ phiếu
của bạn sẽ rất được ưa chuộng.
Cần lưu ý rằng những nhà phân tích tài chính và các nhà đầu tư thường bị tác
động từ nhận thức của họ về thương hiệu khi họ ra quyết định đầu tư. Vì thế
những thương hiệu được đánh giá cao (vì bất cứ lý do gì) đều nhận được sự ủng
hộ từ giới đầu tư. Nếu muốn cổ phiếu của bạn có giá, bạn nên xây dựng một
thương hiệu mạnh. Đơn giản thôi, vì nhà đầu tư biết rằng cơ hội thu lại nhiều lợi
tức sẽ cao hơn khi họ đầu tư vào một công ty có thương hiệu mạnh.
Warren Buffett được biết đến như là một nhà đầu tư thành công nhất. Giá cổ
phiếu của công ty ông - Berkshire Hathaway - đã vượt mức US$150,000. Trong
cuốn “Phong cách của Warren Buffett”, tác giả Robert Hagstrom đã phân tích về
những công ty mà Berkshire Hathaway đầu tư, rõ ràng là Buffett có khuynh
hướng tập trung vào những thương hiệu có sự khác biệt hóa ở cấp độ cao. Ông
quan tâm đến Coca-Cola vì chiến lược khác biệt hóa của họ: Thứ thiệt! (The real
thing); Dairy Queen với loại kem “lộn ngược ly không chảy”; Wal-Mart có giá rẻ
nhất mà không nhà bán lẻ nào có thể có; ACME là nhãn gạch xây dựng được các
công trình dân dụng ưa chuộng. Danh sách cứ thế tiếp diễn.
Nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa thương hiệu và hiệu quả tài chính đã
dùng dữ liệu từ các công ty đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch (publicly-
listed), vì những dữ liệu tài chính này có thể dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa là kết quả không phù hợp với các công ty chưa “lên sàn” (none-
listed).
Một thương hiệu mạnh cũng có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tài chính của
các công ty loại này theo những hiệu ứng tương tự: dễ dàng tìm kiếm được các
khách hàng mới, giữ vững được khách hàng cũ, có được nguồn nhân lực chất
lượng cao và thậm chí là ngăn chặn được những động thái cạnh tranh của các đối
thủ khác. Kết quả là lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ tăng lên.