đầu là một con chim ưng, khi chú chim này tung ra một cái mới thì họ mới nhanh
chóng dịch chuyển và chạy đua để có thể tung ra một phiên bản có tính cạnh tranh
(theo cách hiểu của chúng tôi thì đây là kiểu “học vẹt”) trước các đối thủ còn lại.
Thấy ngạc nhiên nên chúng tôi hỏi thêm họ về nguyên nhân của hành động này.
Thường thì câu trả lời sẽ là: “Làm người dẫn đầu thật nhiều rủi ro, bạn rất có thể
đánh mất cả công ty thậm chí là phá sản luôn cả sự nghiệp khi mạo hiểm trở thành
người dẫn đầu, nhất là trong ngành có những thay đổi nhanh chóng và đầy bất ổn
như ngành công nghệ”. Nhiều công ty Singapore đều muốn là người theo sau. Có
người còn nói với chúng tôi: Samsung Electronics đã thành công với chiến lược
này. Điều này thì chúng tôi không cho là có lý.
Samsung Electronics trước đây đã chưa từng là người dẫn đầu, khi đó họ chỉ sao
chép lại những công ty tiên phong khác trong ngành điện tử gia dụng. Samsung
chỉ được đánh giá là một công ty tầm cỡ khi họ đầu tư hàng tỷ dollar Mỹ cho việc
cải tiến và khâu thiết kế. Hãy nhìn các sản phẩm của họ ngày nay. Các sản phẩm
này có mẫu mã nổi bật, bạn có thể chỉ ra một điện thoại di động hay TV Samsung
mà
không
cần
nhìn
logo
của
nó.
Samsung đã nỗ lực xây dựng một ngôn ngữ trong thiết kế, tạo nét độc đáo cho
thương hiệu, giống như Apple và Harley Davidson. Chúng tôi cũng không phủ
nhận rằng Samsung dịch chuyển rất nhanh - nhưng họ dịch chuyển trong việc cải
tiến và đưa sản phẩm của mình vào tâm trí của người tiêu dùng. Họ không hề
nhanh chóng sao chép lại những gì mà các đối thủ khác đã làm. Chiến lược sao
chép đó đã từng làm Samsung không đi đến đâu trong quá khứ, và cũng không thể
giúp thương hiệu của bạn tốt hơn.
Ngày nay, vì các sản phẩm của Samsung được khác biệt hóa cao độ với sự cải tiến
và trong thiết kế - thử nhớ đến điện thoại Ultra Edition của họ mà xem - nên
chúng đều đòi hỏi phải đạt chất lượng cao. Trước kia, vì chỉ có sản phẩm “ăn
theo” nên họ đã phải đặt giá rất rất rẻ để có thể bán được. Thế mà nhiều người vẫn