nhất quyết không sử dụng sản phẩm của Samsung. Jacky là một trong số những
người này.
Trong suốt thập niên 90, Jacky không mua bất cứ sản phẩm Samsung nào, bất
chấp chúng có giá rẻ. Anh là “fan” của Sony. Nhưng đến nay thì mọi chuyện đã
thay đổi, Jacky vui vẻ mua TV Plasma của Samsung hoặc các máy điện thoại di
động, vì các sản phẩm đó hiện đã được khác biệt hóa cao độ với thiết kế độc đáo
và sự cải tiến vượt trội. Samsung đạt đến vị thế này sau những nỗ lực trở thành
người dẫn đầu trong tâm trí khách hàng với những gì mới lạ.
Samsung không phải là thương hiệu điện thoại di động đứng đầu trên thị trường,
nhưng họ đã có chỗ đứng trong tâm tưởng của khách hàng là sản phẩm cực kỳ
thanh lịch và mảnh dẻ. Vào thời điểm chúng tôi viết cuốn sách này, Samsung đã
vừa tung ra thị trường 2 sản phẩm điện thoại mới nhất là G600 và E950 dạng nắp
trượt siêu hạng.
Khác biệt hóa là những gì nhằm tạo dựng nên thương hiệu. Nhưng bạn cần phải là
người dẫn đầu với một ý tưởng khác biệt hóa. Nếu ai đó có ý tưởng và “ra tay”
trước bạn thì bạn không thể tiếp tục triển khai điều tương tự cho thương hiệu của
mình nữa. Và thế là “tình trạng tiến thoái lưỡng nan của người dẫn đầu” thực sự
chẳng phải là nan giải nữa. Vâng, tất nhiên là người dẫn đầu phải chấp nhận nhiều
rủi ro, nhưng chẳng phải kinh doanh chính là việc chấp nhận các rủi ro đã được dự
tính trước đó sao?
Các huấn luyện viên vẫn thường nói với học trò rằng: khổ luyện mới thành tài.
Còn trong kinh doanh thì nếu không có “khổ” với rủi ro thì chẳng bao giờ có “tài”
cả. Chẳng hạn, khi Wilson cho ra đời StrategiCom, đó là thương hiệu của công ty
tư vấn đầu tiên tại Singapore và chỉ chuyên trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu
B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Điều này làm cho StrategiCom được khác
biệt.
Nhưng đây lại là một động thái đầy rủi ro mà Wilson phải “cắn răng chịu đựng”
trong thời gian dài bởi vì tại thời điểm đó rất nhiều công ty B2B tại Singapore vẫn