vụ khách hàng (B2C). Một số các thương hiệu danh giá nhất thế giới lại là của các công
ty phục vụ cho các doanh nghiệp khác (B2B).
Trong nhiều năm, chúng tôi đã trình bày về tầm quan trọng của thương hiệu cho
nhiều công ty Singapore tại những hội thảo chuyên ngành và bài viết trên báo chí.
Nhưng trong phần này, chúng tôi lại muốn nói về một đề tài mà những chuyên gia
tư vấn thương hiệu thường không hề đề cập đến vì nó bất lợi cho họ.
Chúng tôi dù luôn cho rằng thương hiệu là một tài sản đặc biệt quan trọng, nhưng
vẫn có những tình huống không cần xây dựng thương hiệu bởi vì đó không phải là
giải pháp đúng đắn. Vậy khi nào người ta không cần xây dựng thương hiệu? Câu
trả lời tùy thuộc vào việc bạn có bị lọt vào cái mà chúng tôi gọi là Chuỗi liên tục
của hàng hóa. Hãy nhìn sơ đồ dưới đây:
Tính thương hiệu <-------------+------------> Tính hàng hóa
Tính thương hiệu ở cấp độ cao
Bên tay phải của chuỗi liên tục là những sản phẩm dịch vụ được xây dựng thương
hiệu ở cấp độ cao. Tại đây, sự ưa chuộng danh tiếng của thương hiệu đóng vai trò
quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua.
Khác với suy nghĩ thông thường của nhiều người, những sản phẩm dịch vụ được
xây dựng thương hiệu ở cấp độ cao không hề bị giới hạn trong phạm vi những
công ty phục vụ khách hàng (B2C). Một số các thương hiệu danh giá nhất thế giới
lại là của các công ty phục vụ cho các doanh nghiệp khác (B2B).
Theo bình chọn hàng năm của BusinessWeek số ra ngày 6 tháng Tám năm 2007
cho “100 thương hiệu hàng đầu” thì Coca-Cola, Microsoft, IBM, General Electric,
Nokia, Toyota, Intel, McDonalds, Disney và Mercedes Benz là 10 thương hiệu có
giá nhất thế giới. Trong đó có đến 4 công ty là dạng B2B: Microsoft, IBM,
General Electric và Intel.