SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 100

ta bám víu lấy đời sống cũng do cái sợ chết tất cũng hão huyền không kém.
Cả hai đều trực tiếp phát sinh từ ý chí tự nó vốn dĩ không có tri thức. Nếu,
trái lại, con người chỉ là một hữu thể tri thức, thì không những nó sẽ dửng
dưng trước cái chết mà còn hân hoan đón tiếp cái chết là khác. Và giờ đây,
cái tư tưởng mà ta đã đạt đến cho ta nhận thấy rằng cái gì bị cái chết xâm
phạm chỉ là ý thức tri thức; trái lại, ý chí, vốn là sự vật tự tại, nằm trong
thâm tâm của mọi hiện tượng cá nhân, không dính líu gì đến tất cả những
cái gì dựa vào các quyết định thời gian, và do đó nó cũng bất diệt. Cái
nguyện vọng của nó được hiện hữu và được biểu thị, do đó mà thế giới phát
sinh, luôn luôn được thỏa mãn: vì cái thế giới này theo nó như bóng theo
hình, vì cái thế giới này chỉ là hình dạng trông thấy của bản thể của nó. Sở
dĩ chúng ta, ý chí tuy nhiên còn sợ chết, cũng là vì ở đây, tri thức chỉ cho nó
thấy cái bản thể của nó trong cái hình dạng hiện tượng cá nhân của nó, do
đó ở nó nảy sinh cái ảo tưởng rằng cái hình dạng này mà mất đi thì nó cũng
mất theo, chẳng hạn hình ảnh của tôi mất đi khi tấm gương mà tôi soi bị vỡ.
Bởi vì trái với bản thể nguyên thủy của nó là xu hướng sống mù quáng, cái
sự kiện chết này làm nó khủng khiếp. Do đó mà cái nguyên tố kia, cái
nguyên tố duy nhất ở ta khả dĩ biết sợ chết và duy nhất cũng sợ chết, tức là
ý chí, lại không bị chết xâm phạm; và trái lại, cái mà bị chết xâm phạm và
thực sự mất đi lại chính là cái mà do bản chất không biết sợ là gì, cũng
không biết muốn là gì và cũng chẳng có xúc cảm gì, nên dửng dưng với hữu
thể cũng như phi hữu; ý tôi muốn nói cái chủ thể tri thức, tức là trí năng, mà
bản thể liên hệ với thế giới biểu tượng, nghĩa là thế giới khách quan mà nó
là giao thể, mà sự hiện hữu đúng ra đồng nhất với chính sự hiện hữu của nó.
Mặc dù rằng sau khi chết, ý thức cá nhân không còn tồn tại, trái lại, cái duy
nhất chống lại chết, tức là ý chí, lại tồn tại. Điều này cũng giải thích cho cái
mâu thuẫn mà các triết gia, đứng trên quan điểm tri thức không ngớt chứng
minh với những lập luận đanh thép rằng cái chết không phải là tai họa, ấy
thế mà bất chấp các luận điệu ấy, người ta vẫn sợ chết; chỉ vì cái sợ chết bắt
rễ không phải ở tri thức, mà độc nhất ở ý chí. Vì chỉ có ý chí, chứ không
phải trí năng, là thực tại bất diệt, nên tất cả các tôn giáo cùng tất cả các triết
thuyết đều thừa nhận rằng chỉ có những đức tính của ý chí hay của tâm, mới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.